Sách, sự kiện và sự đọc

 

 

SGTT.VN - Theo thống kê của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị thì ba năm qua, mỗi tuần cả nước có ít nhất một sự kiện về sách, bao gồm hội chợ, toạ đàm, hội thảo, giao lưu tác giả, dịch giả, chuyên gia nhằm mục đích ra mắt, trao giải sách hay, quảng bá về sách, đàm luận về văn hoá đọc do các công ty xuất bản, cơ quan văn hoá nhà nước tổ chức (không tính các buổi thảo luận, giảng dạy hay hội thảo trong khuôn khổ chương trình học ở nhà trường).

 

Như vậy, mỗi năm có trên 50 sự kiện xuất bản diễn ra công khai, hướng đến độc giả đại chúng và giới học thuật. Con số ấy không phải là thấp.

 

Những tín hiệu bề mặt

 

Những sự kiện về sách có sức lan toả đến cộng đồng mạnh mẽ nhất có lẽ là các kỳ hội chợ. Ví dụ: hội Sách TP.HCM có số lượt người tham gia, số tiền chi ra cho sách lần sau luôn cao hơn lần trước (hội Sách TP.HCM lần 6 tổ chức năm 2010 có 700.000 lượt người tham gia, tổng doanh thu 20 tỉ đồng; hội Sách TP.HCM lần 7, tổ chức vào năm 2012 có 850.000 lượt người tham gia, doanh thu 30 tỉ đồng). Không sôi động bằng, nhưng các chương trình hội sách diễn ra ở Hà Nội hay các hội sách do các đơn vị tư nhân tự “góp gạo thổi cơm chung” cũng được giới chuyên môn ghi nhận ngày càng được quan tâm nhiều hơn, doanh thu cao hơn.

 

Nhưng không thể lạc quan về “văn hoá đọc” nếu chỉ dựa trên số liệu tổng hợp về số lượt tham quan hoặc doanh thu tại các sự kiện như hội chợ sách nhất là trong các hoạt động này, loại sách được bán bao gồm cả sách giáo khoa, quần áo, các thứ học liệu khác và kể cả thức uống phục vụ nhu cầu giải khát cho người tham gia...

 

Tập trung hơn cho trường quan sát, có lẽ là đo mức độ quan tâm của người đọc đối với các sự kiện ra mắt, toạ đàm về sách. Gần đây, loại sự kiện này được người đọc quan tâm một cách đặc biệt. Đã có những hình ảnh độc giả trẻ rồng rắn xếp hàng mua sách, xin cho được chữ ký tác giả, dịch giả (như ra mắt sách của các nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Phong Việt, hay một số sao trong làng giải trí có số lượng người hâm mộ đặc biệt lớn, giới thiệu một số quyển sách văn học giải trí đang “hot” trên toàn cầu...) Những hoạt động truyền thông về sách, những diễn đàn trao đổi về chất lượng, giá trị của sách trên mạng, trên báo được quan tâm nhiều hơn.

 

Dân ít đọc, vì sao?

 

Song, đó chỉ là những tín hiệu bề mặt. Gần đây bộ Văn hoá – thể thao và du lịch đã đưa ra một số liệu khiến những ai quan tâm đến tình hình đọc sách hiện nay đều giật mình: mỗi năm, một người Việt Nam đọc chưa tới một bản sách! Dù cách thống kê số liệu vẫn theo công thức chung chung chưa mấy thuyết phục, là lấy số bản sách in trong một năm chia cho dân số để lấy bình quân, rõ ràng không phản ánh được thực trạng, nhưng vẫn là một con số đủ sức gây choáng. Ở đây, cần nhìn nhận lại bản đồ phân bố thị phần sách hiện nay khi tất cả dồn cho đô thị, cụ thể, hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM trong khi nhu cầu đọc đa số ở nông thôn, thành phố, thị trấn nhỏ chưa được Nhà nước, nhà kinh doanh đoái hoài và kích hoạt tích cực.

 

Không thể phủ nhận rằng, chính sách nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh xuất bản sách dành cho các tỉnh/thành hiện nay quá yếu. Ở các tỉnh lẻ và ngay cả những thành phố nhỏ, thì các nhà kinh doanh có tâm lý mặc định rằng nhu cầu đọc thấp, nên không mặn mà với các chiến lược phát hành, quảng bá, không mấy ai đầu tư sự kiện sách hay mở các chương trình trợ giá cụ thể để kích hoạt sức mua ở những vùng thị phần này. Các hoạt động xây dựng tủ sách trong dân để khuyến khích việc đọc chủ yếu lệ thuộc vào các hoạt động phong trào hay dự án thiện nguyện nhỏ giọt, lẻ tẻ.

Trở lại vấn đề, sự kiện sách cần thiết thế nào trong việc tác động đến nhu cầu đọc? Là một sản phẩm thị trường, nên việc mua bán sách cần đến sự kiện, sự quảng bá như những yếu tố đảm bảo điều kiện, còn lại, việc đọc sách, một hoạt động thuần tuý hướng nội, thì là nhu cầu tự thân. Cho nên, trên thực tế, sự kiện sách không thể phản ánh đúng, đầy đủ mức độ đọc, nhưng điều làm được là thu hút sự quan tâm, kích thích sức mua ở độc giả, làm cho độc giả có thông tin và tiếp cận với sách dễ dàng hơn.

 

Việc sáng tạo trong tổ chức sự kiện, khai phá những vùng thị trường mới cho sách dường như chưa được các đơn vị xuất bản quan tâm đặc biệt. Sự kiện về sách vốn dĩ đã khó “hot” cho bằng các sự kiện khác trong ngành giải trí đại chúng, lại càng trở nên khô khan, khép kín, đơn điệu vì sự lười biếng trong tư duy ý tưởng, kém sức lan toả và hấp dẫn.

 

Chưa làm tốt khâu quảng bá, chưa mở rộng thị phần, chưa tự thấy trách nhiệm giới thiệu tri thức tử tế cho người dân, thiếu vắng chính sách thực chất hỗ trợ nhu cầu đọc cho người thu nhập thấp ở khu vực ngoài đô thị, lại gióng trống báo động số lượng tiêu thụ ấn bản quá thấp trên tỷ lệ dân số, là điều phi lý.

 

BÀI VÀ ẢNH: NGUYỄN VINH

 

 

 

Đăng ký nhận bản tin

Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

{{productItem.Title}}
{{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
{{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
{{productItem.DiscountPercent}} %
Màu sắc:
  • {{item.Color.Name}}
Chọn kiểu dáng:
Size:
  • {{item.Name}}
{{productItem.HasGift}}
{{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
Hàng này không còn
Báo tôi khi có hàng
Thêm vào yêu thích