Khi trái cấm không nằm trong thiên đường

 

SGTT.VN - Con người quần hôn trước khi có luật Hôn nhân một vợ một chồng. Và ngay cả khi luật này được xây dựng như một thiết chế, nguyên tắc đạo đức của những gia đình trong xã hội văn minh, thì ngoại tình, tình trạng “chung chạ” cũng không vì thế mà chấm dứt. Thậm chí, ở một số nơi, chuyện “ông ăn chả, bà ăn nem” không chỉ đe doạ đến sự bền vững của đời sống gia đình mà còn ảnh hưởng đến đời sống chính trị, kinh tế, phản ánh bộ mặt văn hoá của một quốc gia.

 

Pamela Druckerman đã có một cuộc điều tra đặc biệt về thế giới ngoại tình ở các nước: Mỹ, Pháp, Ý, Nga, Nhật, Trung Quốc, Nam Phi... để tìm hiểu đặc thù của văn hoá, chính trị, kinh tế, tôn giáo chi phối thế nào đến việc con người ta ngoại tình; cái cách mà mỗi môi trường xã hội tác động lên suy nghĩ, quan niệm và hành vi ngoại tình của con người ở mỗi quốc gia, vùng miền khác nhau. Những khám phá từ số liệu đến các cuộc phỏng vấn, tham vấn chuyên gia tâm thần học, tình dục học... cô đã đem đến những thông tin đa diện, lý thú.

 

Theo một bảng tổng hợp nghiên cứu được tác giả dẫn ra trong sách thì có vẻ như phụ nữ ở hầu hết các nước trên thế giới có tỷ lệ ngoại tình thấp hơn nam giới. Người dân ở các nước hoặc thành phố có khí hậu ấm áp thích lăng nhăng hơn dân các nước lạnh lẽo (trừ Scandinavia và St. Peterburg). Dân các nước giàu ít vụng trộm hơn dân các nước nghèo (trừ Nepal, Philippines, Na Uy và Kazakhstan...) Suy cho cùng, những con số chỉ để tham khảo, không phản ánh đủ thực tế đầy sống động về một thế giới nhiều màu sắc và hương vị chỉ có thể thấu hiểu qua những khảo sát thực địa.

 

Hơi thở thực tế tràn vào những trang sách, lật mở công khai những góc khuất cuộc sống hôn nhân gia đình hiện đại ở các quốc gia, gây bất ngờ:

 

Ở Mỹ, đàn ông đi lăng nhăng lại thường làm cho người tình của mình tin rằng mình đang không hạnh phúc với vợ, trong khi đàn ông Trung Quốc thì ngược lại, họ thường hết lời ca tụng vợ với người tình. Người Pháp có thể bình thản trong việc tiếp nhận việc vợ hoặc chồng mình “đi lại” bên ngoài, thậm chí, nhiều người còn để giai đoạn khủng hoảng trôi qua và bao dung đón nhận sự phục hồi trong hôn nhân, trong khi đó, người Mỹ lại dễ mất bình tĩnh, dễ tổn thương và dằn vặt hơn.

 

Hậu thời Xô Viết, người Nga được cởi trói tình dục, các thành phố lớn nước này đã trở thành các điểm nóng bùng nổ ngoại tình. Biên tập viên tờ Playboy phiên bản Nga đã nói với tác giả cuốn sách: Ai cũng ngoại tình. Moscow là thành phố đa tình nhất thế giới.

 

Nhật Bản, nơi nhịp sống công nghiệp, kỷ luật lao động cao, phổ biến kiểu gia đình hôn nhân trầm lặng, “hôn nhân vô dục”, các salaryman (người làm công ăn lương) dành thời gian cho các thú vui sau giờ làm việc ở các điểm karaoke, bar, chị em và kết thúc ở các dịch vụ khách sạn tình yêu, “thiên đường xà phòng”. Người Nhật chia ra nhiều cấp độ quan hệ ngoại tình và cho rằng ngoài việc giải quyết chuyện tình dục, còn lấy lý do tìm kiếm bạn tâm tình (tác giả chứng minh điều này có gốc rễ từ trong lịch sử). Với người Nhật, ăn bánh trả tiền thì không phải là ngoại tình.

 

Trong khi đó, tại Trung Quốc, cuộc cách mạng tình dục đã tạo ra những thành phố xuất khẩu ngoại tình với dịch vụ phòng nhì dày đặc như Thẩm Quyến. Còn ở vùng hạ Sahara, châu Phi, tỷ lệ đàn ông quan hệ tình dục ngoài hôn nhân cao đến mức nơi đây trở thành điểm nóng của AIDS. Nhưng người dân vẫn hồn nhiên đổ lỗi cho rượu chè làm mất khả năng tự chủ.

 

Đi vào văn hoá tình dục, tính dục của từng dân tộc kết hợp với khảo sát thực tế để giải mã quan niệm ngoại tình tại các quốc gia, tác giả cũng giúp người đọc hiểu thêm vì sao những vụ vụng trộm của các chính khách Mỹ (như Bill Clinton) lại dậy sóng chính trường, mất tín nhiệm trong dân chúng đến thế trong khi các vụ bê bối ái tình của chính khách Pháp như Francois Mitterrand hay mới đây là Nicolas Sarkozy lại không làm cho dân chúng quá thất vọng. Và nếu coi ngoại tình là một vấn đề đạo đức nghiêm trọng thì một trong những phát hiện khá bẽ bàng ở cuốn sách này là: những rào chắn quy phạm tôn giáo xem ra không có tác dụng lắm trong việc làm cho người ta bớt ngoại tình.

 

Dí dỏm. Thông minh. Táo bạo. Hấp dẫn. Cuốn sách soi rọi vào những khoảng tối trong đời sống gia đình hiện đại trên toàn cầu để tự người đọc phải tìm ra đâu là câu trả lời thế nào là văn hoá hôn nhân bền vững.

 

NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

 

Pamela Druckerman là nhà văn, nhà báo độc lập đang sống tại Paris. Cô từng làm phóng viên cho The Wall Street Journal từ năm 1997 – 2002. Là tác giả của nhiều bài báo gây dư luận trên The New York Times, The Wasington Postvà là 1 trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới do Time bình chọn năm 2012.

Tác phẩm: Bringing Up Bébé (The Penguin Press, 2012), French Children Don’t Throw Food (Doubleday UK, 2012), Lust In Translation (The Penguin Press, 2007, tựa tiếng Việt: Giải mã dục vọng).

 

Bạn có thể tìm mua sách tại đây: http://bookbuy.vn/sach/21962/giai-ma-duc-vong.html

Đăng ký nhận bản tin

Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

{{productItem.Title}}
{{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
{{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
{{productItem.DiscountPercent}} %
Màu sắc:
  • {{item.Color.Name}}
Chọn kiểu dáng:
Size:
  • {{item.Name}}
{{productItem.HasGift}}
{{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
Hàng này không còn
Báo tôi khi có hàng
Thêm vào yêu thích