-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
Là cha mẹ, chúng ta thường chứng kiến trẻ chơi mà học theo cách khó tin.
Nhưng bạn có biết rằng vui chơi không đơn thuần chỉ mang tính giải trí? Nó là chìa khóa mở ra thế giới lợi ích xã hội, góp phần tạo nên sự phát triển đầu đời của trẻ.
Trong bài viết này, Bookbuy trình bày tầm quan trọng của việc cho trẻ vui chơi. Đồng thời khám phá những lợi ích xã hội mà nó mang lại.
Từ vun đắp kỹ năng giao tiếp đến nuôi dưỡng sự đồng cảm và xây dựng mối quan hệ lâu dài, cho trẻ vui chơi là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nó tác động to lớn đến sự phát triển xã hội.
Sau đây là một số lợi ích xã hội của việc cho trẻ vui chơi:
Vui chơi giúp trẻ phát triển những kỹ năng xã hội như hợp tác, chia sẻ, thay phiên nhau,…
Hãy tưởng tượng con bạn xây lâu đài cát với bạn mới trên bãi biển. Hoặc tham gia trò chơi “bịt mắt bắt dê” tại công viên địa phương. Những hoạt động tưởng chừng đơn giản này là cơ hội để phát triển kỹ năng xã hội thiết yếu.
Hoạt động vui chơi cho trẻ cơ hội đặt mình vào vị trí của người khác.
Trong lúc chơi, trẻ học nhận biết cảm xúc của người khác, thể hiện và phát triển tình cảm. Trẻ xây dựng trí tuệ cảm xúc.
Bất kể là chơi xây nhà, chăm sóc búp bê, hay thay phiên nhau chơi, trẻ luôn đặt mình vào vị trí của người khác. Trẻ phát triển lòng trắc ẩn, thấu hiểu người khác.
Hoạt động vui chơi mở ra vô số cơ hội để giải quyết những thách thức và bất đồng quan điểm.
Trẻ đưa ra lựa chọn trong lúc chơi, phản ứng với lựa chọn và hành động của trẻ khác. Nhờ đó, trẻ học được cách giải quyết xung đột và vượt qua chúng để tiếp tục xây dựng mối quan hệ tích cực.
Trong lúc chơi, trẻ có thể thử nghiệm từ vựng mới. Thực hành kỹ năng nghe. Và học thể hiện bản thân một cách hiệu quả.
Những tình huống gặp phải trong lúc chơi nhập vai sẽ dạy trẻ giao tiếp một cách rõ ràng, tự tin. Chúng giúp trẻ diễn đạt thành lời các nhu cầu của mình theo cách lành mạnh.
Trẻ không chỉ học kỹ năng xã hội trong lúc chơi với trẻ khác, mà còn cả lúc chơi độc lập.
Khi chơi với búp bê hoặc chơi đồ hàng, trẻ có thể thực hành tương tác. Trẻ tương tác dựa trên những gì mắt thấy tay nghe trong gia đình và môi trường.
Hoạt động vui chơi cho trẻ môi trường an toàn để thử nghiệm và thực hành tương tác.
Nuôi dưỡng mối quan hệ với chính mình và người khác trong lúc chơi. Hoạt động vui chơi cho phép trẻ gắn kết, tăng cường kết nối, nuôi dưỡng cảm giác thuộc về.
Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ khám phá ra những “con người” – người mà chúng hòa hợp một cách tự nhiên, tìm thấy điểm chung, và mong muốn xây dựng mối quan hệ.
Trẻ phát triển mối liên kết, đặt nền móng cho tình bạn lâu dài và ý thức tích cực về bản thân.
Học cách xây dựng tình bạn lành mạnh, mối quan hệ lãng mạn không dễ như bạn tưởng. Nhiều người lớn chật vật với khía cạnh này trong cuộc sống.
Đây là nơi người lớn có thể đưa ra lời khuyên bổ ích. Thảo luận với trẻ về những điều được và không được chấp nhận trong tình bạn.
Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ xây dựng đủ loại tình bạn. Trong đó sẽ có một số tình bạn không lành mạnh. Nếu được hướng dẫn, trẻ cũng có thể học hỏi từ những mối quan hệ này.
Sống trong bất kỳ xã hội nào cũng cần tuân thủ các chuẩn mực xã hội. Trẻ đóng giả xem mọi người trên thế giới tương tác với nhau như thế nào.
Trẻ học cách chào hỏi, tương tác, ăn uống,… của mọi người ở một nền văn hóa nhất định. Trẻ học cách phát triển hành vi xã hội, và trở thành một phần của xã hội.
Ngoài ra còn có những luật lệ chi phối xã hội. Trẻ bắt đầu tìm hiểu về những việc được làm và không được làm khi diễn cảnh như đưa bạn “vào tù.”
Trẻ phát triển những giá trị riêng quan trọng đối với chúng.
Thỏa hiệp là một kỹ năng sống quan trọng. Tình bạn hay mối quan hệ không thể phát triển nếu không có sự thỏa hiệp. Nguyên nhân là vì con người có những nhu cầu và mong muốn khác nhau.
Bằng cách dành thời gian chơi cùng trẻ khác, trẻ nghiệm ra rằng để có những tương tác tích cực, hòa đồng, chúng đôi khi cần gạt ham muốn của bản thân sang một bên.
Điều này thể hiện qua tình huống như cả hai đứa trẻ đều muốn “làm mẹ” trong một trò chơi, và quyết định thay phiên nhau. Hoặc nghĩ ra luật chơi mới khiến hai bên đều vui vẻ.
Tương tác với người khác đòi hỏi sự kết hợp giữa khả năng lãnh đạo và làm theo. Con người vốn có những tính cách khác nhau, và thường có xu hướng lãnh đạo hoặc làm theo. Tuy nhiên, nắm vững cả hai kỹ năng sẽ rất có lợi.
Hoạt động vui chơi tạo nền tảng cho trẻ khám phá hai vai trò trên. Trẻ học được rằng quá quyết đoán có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực từ bạn bè. Tuy nhiên, quá phục tùng lại dẫn đến việc không nhận ra mong muốn của bản thân, cảm xúc không được nhìn thấy và lắng nghe.
Trẻ cần biết trong tình huống nào thì nên làm theo. Và khi nào thì bước lên lãnh đạo người khác.
Quan sát hoạt động vui chơi của trẻ, bạn chắc chắn sẽ thấy chúng hóa thân vào những vai trò và nhân vật khác nhau.
Trẻ hóa thân vào vai siêu anh hùng, bác sĩ, cha mẹ, giáo viên. Và bất kỳ nhân vật nào là một phần trong cuộc sống của chúng.
Đây là cách trẻ tìm hiểu về con người và vai trò của chúng trong cuộc sống. Nó là một phần trong quá trình trưởng thành và tìm hiểu về thế giới.
Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta cần là một phần của tập thể. Vui chơi là môi trường hoàn hảo đầu tiên để học điều này.
Để vui chơi hòa đồng với bạn bè trong nhóm, trẻ cần học cách hợp tác, tôn trọng quan điểm của người khác, thỏa hiệp, đóng góp, lãnh đạo hay lùi bước, chia sẻ trách nhiệm.
Bookbuy hy vọng sau khi đọc xong bài viết trên, bạn nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ vui chơi, và bảo đảm dành đủ thời gian cho khía cạnh này trong cuộc sống của trẻ.
Nguồn: empoweredparents
Tham khảo một số sản phẩm đồ chơi của Bookbuy tại đây.
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn