Truyện tranh đánh thức tình yêu văn học Việt

 


PLTP - Từ hơn nửa thế kỷ trước đã có những tác phẩm văn học chuyển thành truyện tranh nhắm đến học sinh và độc giả bình dân.

Trung Quốc còn đi xa hơn việc hiện đại hóa văn học kinh điển. Các nhân vật xa xưa thoát khỏi chế độ phong kiến để sống trong thế giới của xe hơi, nhà cao tầng...

Phan Thị mở hướng đi riêng với truyện tranh Chí Phèo của Nam Cao. Và giờ đây là Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Có thể còn tranh cãi nhưng đây là cách làm đáng chú ý trong thời buổi văn hóa nghe nhìn lấn lướt văn hóa đọc.

Dường như Phan Thị đã “gãi đúng chỗ ngứa” khi Chí Phèo vừa ra lò đã nhận được nhiều phản hồi ủng hộ. Trên forum.acc.vn, một bạn chia sẻ: “Mình không tha thiết lắm với mấy tác phẩm này. Mấy lần nghĩ: truyện tranh có phải tốt hơn không, giờ thì có rồi”. Một bạn khác có nickname Binh1499 hào hứng: “Mình cũng đã đọc truyện này ở nhà sách rồi, thấy nó cũng rất hay! Đọc một lần là nhớ hết trong khi đọc truyện này bằng chữ thì đọc mãi vẫn không nhớ”.

 

Khơi nguồn tác phẩm văn học bị lãng quên

 

Gây tò mò nhất là Chí Phèo nhưng để lại nhiều cảm xúc nhất có lẽ là những hình ảnh xúc động, bi thảm của mẹ con chị Dậu trong Tắt đèn. Trên diễn đàn vncomicfarm.com, một bạn có nickname là happyrain bày tỏ: “Cách thể hiện cảm xúc mạch truyện rất hay. Cao trào là lúc chị Dậu bán chó, bán con và đưa sang nhà Nghị Quế, nhìn cái cảnh bé Tý phải ăn cơm thừa của chó và sự bất lực của chị Dậu, quả thật người xem  muốn trào nước mắt”. Một bạn có nickname sunly.vn chia sẻ: “Nói thật là từ trước đến giờ, không biết bao nhiêu lần em quyết tâm đọc quyển Tắt đèn mà cứ được khoảng 3-4 trang là... gục. Nhưng truyện tranh thì đọc một mạch, không ngờ nó hay đến thế, có mấy đoạn đọc xong mắt đã rơm rớm”.

 

 

       

 

Và không khỏi ngạc nhiên khi một tác phẩm dài, đã “lỗi thời”, không được học trong nhà trường như Giông tố lại được các bạn trẻ háo hức đón xem. Một bạn có nickname JZ bày tỏ: “Giông tố 3 (tập 3 - NV) hay ghê, hay hơn các tập trước, có khi em phải kiếm tiểu thuyết về xem thôi”. Anh Tuấn, thành viên của nhóm vẽ truyện tranh danh tác, bộc bạch: “Điều vui nhất với nhóm là khi đọc truyện tranh, các bạn không chờ đợi được đến tập sau, phải tìm đến tác phẩm gốc để đọc”.

 

Tranh cãi và lo lắng           

 

Trên các diễn đàn, nhiều người cho rằng các tác phẩm chuyển thể ít hơi hướng của Việt Nam, các nhân vật Chí Phèo, chị Dậu quá giống các nhân vật quen thuộc trong các bộ truyện tranh manga của Nhật. Kiều Oanh, họa sĩ chính của dòng truyện này, chia sẻ: “Vì đối tượng thụ hưởng mà chúng tôi hướng tới là thanh thiếu niên đã quen với tranh manga nên việc đầu tiên là nét vẽ phải đẹp, gần gũi và đúng thị hiếu của họ. Muốn các em đọc truyện, trước tiên phải làm cho các em thích đã. Chính vì vậy, mắt chị Dậu phải hơi to to để diễn tả tâm lý cho tốt, chẳng hạn biến chuyển từ nước mắt rưng rưng đến lã chã rồi sẽ sàng… Còn bối cảnh, cách đối thoại và thể hiện cảm xúc thì đó là của người Việt chứ không thể là nơi nào khác được”.

Ngoài ra, tính nguyên bản cũng là điều khiến nhiều người lo ngại vì có những lời thoại trong bản chuyển thể khác xa với nguyên tác. Không còn chửi trời, chửi đất, Chí Phèo có những câu chửi rất lạ: “Mày ăn mít mày ỉa ra dưa, mày ăn dừa mày ỉa ra táo nhé!”. Hay câu chửi của Lý Cường: “Cứt nát mà đòi có chóp à? Gặp ông hôm nay thì đời mày bế mạc rồi con ạ!”... Về vấn đề này, Anh Tuấn chia sẻ: “Hầu như tác phẩm Chí Phèo là độc thoại, cho nên để tác phẩm sinh động, chúng tôi phải đời thường hóa những lời thoại đi. Đó là những câu chửi của các cụ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ ngày xưa mà chúng tôi đã phải tham khảo qua rất nhiều nguồn”.

Anh Tuấn nói thêm: “Chúng tôi cố gắng chuyển tải một cách chính xác nhất tinh thần của nguyên tác. Đây chỉ là một kênh để các em tiếp cận và thích hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học thôi. Đọc xong truyện tranh, các em tìm đến nguyên tác là điều chúng tôi muốn hướng tới”.

 

Không nhất thiết phải giống nguyên tác hoàn toàn

Truyện tranh là loại hình giải trí rất dễ tiếp cận đến bạn đọc trẻ và việc chuyển thể những tác phẩm văn học sang truyện tranh là điều rất nên làm trước thực trạng văn hóa đọc đang ngày càng đi xuống. Mỗi loại hình nghệ thuật có tính chất riêng, những giá trị nghệ thuật riêng, có thể dựa vào nguyên tác nhưng không nhất thiết giống hoàn toàn.

Khi chuyển thể Rừng xà nu của tôi, họ đâu có khai thác chất bi tráng mà khai thác tính lãng mạn của nó, tôi xem phim không thấy thích nhưng nếu với những sáng tạo riêng của mình, nó thu hút được nhiều người chú ý hơn thì càng tốt chứ sao. Vì truyện tranh Việt Nam còn khá mới mẻ nên việc giống truyện tranh Nhật để bạn đọc dễ tiếp cận là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tôi nghĩ về lâu về dài, nhóm tác giả nên tìm cách riêng của mình, tạo nên bản sắc thì tốt hơn.

Nhà văn NGUYÊN NGỌC

 

 

Xuất khẩu Chí Phèo, Tắt đèn sang Nhật

Rất thích thú với truyện tranh Chí Phèo, ông Shie Toshishiko từ Văn phòng đại diện Xúc tiến văn hóa Việt-Nhật đã ký kết với Phan Thị về việc chuyển thể bộ truyện tranh Danh tác Việt Nam sang tiếng Nhật và xuất bản tại Nhật. Đây là lần đầu tiên một tác phẩm truyện tranh Việt Nam được chuyển ngữ và xuất bản ở đất nước mặt trời mọc. Dự kiến các tác phẩm truyện tranh Việt Nam phiên bản tiếng Nhật sẽ được giới thiệu rộng rãi đến bạn đọc truyện tranh Nhật vào lễ hội Comiket, lễ hội truyện tranh lớn nhất được tổ chức hai lần/năm tại thủ đô Tokyo, Nhật.

 

Truyện tranh Chí Phèo, Tắt đèn

Tháng 6-2010, Công ty Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị gây xôn xao dư luận khi chuyển thể Chí Phèo, một tác phẩm kinh điển của nhà văn Nam Cao sang truyện tranh. Lần đầu tiên một tác phẩm văn học trước 1945 được thể hiện dưới hình thức truyện tranh ngay lập tức gây tò mò, thu hút sự chú ý của đông đảo bạn trẻ với nhiều luồng dư luận trái chiều, khen nhiều mà chê cũng không ít.

Rút kinh nghiệm từ tác phẩm đầu tay, hai tập của tác phẩm Tắt đèn (nhà văn Ngô Tất Tố) được nhiều ý kiến đánh giá là ít “sạn”, bám sát nguyên tác và có chiều sâu hơn. Sự háo hức chờ đón tập 4 của tác phẩm Giông tố (nhà văn Vũ Trọng Phụng), phát hành vào 21-6 tới của rất đông bạn đọc nhỏ tuổi trên các forum phần nào cho thấy truyện tranh danh tác đã có một sức hút nhất định.

Nhận được sự đồng ý của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Phan Thị sẽ tiếp tục chuyển thể tác phẩm Chiếc lược ngà và đang hoàn thiện hợp đồng với nhà văn Nguyên Ngọc cho tác phẩm Rừng xà nu.

Nói về sự ra đời của dòng truyện tranh danh tác, bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị, cho biết: “Văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị cao nhưng từ khi mạng Internet tràn lan, vô số hình thức giải trí quyến rũ thanh thiếu niên khiến những tác phẩm văn học dày đặc chữ, ở bối cảnh hoàn toàn xa lạ không còn là món “hợp khẩu vị” để giới trẻ lựa chọn. Sẽ vô cùng đáng tiếc nếu thế hệ trẻ ngày nay quên lãng kho tàng danh tác vô giá đó. Bằng ngôn ngữ hội họa (tranh), chúng tôi mong muốn những bạn trẻ chưa yêu thích văn học dạng chữ nhưng thích hội họa sẽ tiếp cận văn học bằng một hình thái khác, phù hợp với sở thích của các em hơn”.

 

Yên Thảo

(Theo Phapluattp.vn)

Đăng ký nhận bản tin

Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

{{productItem.Title}}
{{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
{{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
{{productItem.DiscountPercent}} %
Màu sắc:
  • {{item.Color.Name}}
Chọn kiểu dáng:
Size:
  • {{item.Name}}
{{productItem.HasGift}}
{{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
Hàng này không còn
Báo tôi khi có hàng
Thêm vào yêu thích