Phận người nhỏ bé

 TT - Bài thơ trên xương cụt là tập sách gồm 14 truyện ngắn của Chinh Ba (tên thật Phan Tân Nhựt, sinh năm 1934, quê Quảng Nam), vốn là một cây bút của Sài Gòn những năm 1950.

 

Sách do NXB Trẻ ấn hành - Ảnh: V.Q.

 

Sau hơn 40 năm sống ở Pháp, Chinh Ba giờ lần hồi trở về quê nhà tìm dấu xưa và gom nhặt lại những tác phẩm từng công bố trên văn đàn. Kỳ thực thì Chinh Ba viết không nhiều, đời văn của ông chỉ có chừng 60 truyện ngắn, hầu hết được đăng khoảng trước năm 1967. Bấy giờ, ngoài viết truyện ngắn, Chinh Ba còn viết báo (từng là chủ biên báo Mã Thượng) với chủ đề chính là phản đối chiến tranh. Chính vì những bài báo bộc lộ thái độ phê phán ấy mà ông bị chính quyền Sài Gòn bắt giam ba năm (1963-1966) tại khám Chí Hòa. Sau khi được thả, Chinh Ba sang Campuchia, rồi qua Pháp năm 1967, ông từng học Ðại học Sorbonne, sinh sống tại Paris, còn hiện giờ thì định cư ở Montpellier.

Bài thơ trên xương cụt là truyện ngắn được đánh giá hay nhất của Chinh Ba. Truyện ngắn này cũng có số phận đặc biệt: được viết trong khám Chí Hòa rồi lén chuyển ra ngoài, được chọn đăng trên tờ Giữ Thơm Quê Mẹ (số 4, tháng 10 năm 1965), sau đó được Nhà xuất bản Lá Bối chọn đăng lại trong tập truyện ngắn nhiều tác giả (tập Ảo tượng in năm 1966). Khi truyện ngắn được độc giả chào đón nồng nhiệt thì tác giả lại sống tha hương.

Mượn câu chuyện về một cô đào hát để nói lên thân phận của người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp, sự tự do giữa thời loạn, Bài thơ trên xương cụt là một phúng dụ, hiệu ứng cả nụ cười và nước mắt. Út Lệ - người đào hát giữa thời loạn, bị chồng phụ bạc, để nuôi con nhỏ phải gá nghĩa với Ba Lò Heo - một gã cục súc vô học. Từ ngày sống với Ba Lò Heo, bất kỳ lời ca tiếng hát nào của Út Lệ cũng bị gã ra lệnh dẹp bỏ vì gã ghen bóng ghen gió Út Lệ đang nhớ “tình lang”, hoặc thấy cái gì đẹp đẽ đều chối tai chướng mắt. Ðến hát ru con, Ba Lò Heo còn cấm ngặt, chỉ chừa cho mỗi câu: Ầu ơ... ơ... Chiều chiều bắt két nhổ lông/ Két kêu bớ chị, ờ ơ... chị đừng ác nhơn.

Ðể cho đỡ nhàm chán, Út Lệ chỉ còn cách “sáng tạo”: mỗi lần hát là thay con két bằng con khác, riết rồi bắt cả con không có lông mà... nhổ lông! Rồi thì Ba Lò Heo xăm bài thơ ăn nhậu trên lưng bắt Út Lệ hát ngâm, miễn cưỡng Út Lệ cũng làm theo. Nhưng đến khi bị Ba Lò Heo trịch quần đùi bắt ngâm bài thơ khiếm nhã trên xương cụt, thì Út Lệ hết chịu đựng nổi: “Ba Lò Heo đã định nghĩa văn nghệ là sự tẩm quất dục vọng hoặc là sự làm đã ngứa chỗ xương cụt; nên lão đặt cơ sở nền văn nghệ trên chiếc xương cụt của lão. Nghệ sĩ Út Lệ không đồng ý như vậy, nên qua hôm sau, thừa lúc lão Ba đi vắng, chị bồng đứa con riêng bỏ nhà ra đi.

Ngoài truyện ngắn Bài thơ trên xương cụt, các truyện ngắn khác như: Thằng Chằng, Mồ sống, Ðóa sen vàng, Một lứa cá mè... đều viết về những phận người nhỏ bé trong chiến tranh, những cái chết vô nghĩa do chiến tranh gây ra. Viết như chắt lòng ra, nâng niu từng vẻ đẹp mộc mạc trong đời giản dị, kỹ thuật viết của Chinh Ba chủ yếu là xây dựng cốt truyện, nhưng cao hơn là dựng lên một không khí để những tiếng nói nội tâm cất lên, khởi động những hành trình.

Từ tập Ảo tượng in chung năm 1966 đến nay Chinh Ba mới in riêng tập truyện ngắn đầu tiên này.

TRẦN NHÃ THỤY

Theo Tuổi trẻ Online

Đăng ký nhận bản tin

Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

{{productItem.Title}}
{{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
{{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
{{productItem.DiscountPercent}} %
Màu sắc:
  • {{item.Color.Name}}
Chọn kiểu dáng:
Size:
  • {{item.Name}}
{{productItem.HasGift}}
{{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
Hàng này không còn
Báo tôi khi có hàng
Thêm vào yêu thích