Bội ước với một số giá trị đóng khung

SGTT.VN - Lê Minh Phong sinh năm 1985, thạc sĩ lý luận văn học, hiện là biên tập viên tạp chí Sông Hương (Huế). Ngay khi mới xuất hiện trên các trang mạng, cách viết của Lê Minh Phong đã thu hút được đồng nghiệp bởi sự cấu thành truyện ngắn rất lạ. Không dừng lại ở truyện ngắn, Lê Minh Phong còn “dòm ngó” sang lĩnh vực thơ, tiểu thuyết và cả tiểu luận. Tác phẩm Chưa đủ để gọi là khoảnh khắc gồm 23 truyện rất ngắn vừa được NXB Văn Học và Phương Nam Book ấn hành.

 

 

Bạn thường viết những truyện ngắn, có thể nói rất ngắn cũng được, với dung lượng phổ biến vào khoảng 600 – 700 chữ, dung lượng này xuất phát từ những điều gì?

Ngày nay, khi văn chương không còn là những thông điệp mang tính phổ quát thì tất yếu người sáng tạo sẽ trực tiếp can dự vào cuộc chơi mới. Trong cuộc chơi đó, người ta sẽ không chú tâm vào dung lượng tác phẩm mà chính cuộc nội soi quyết liệt vào bản thể của người sáng tạo, vào mê lộ mới của tâm thức mới, giúp nghệ thuật hướng thượng trong thế giới nhận thức luận phức hợp hôm nay. Càng đi sâu vào thế giới tâm thức, văn nhân càng nhận thức được sự hữu hạn của mình.

Bạn quan niệm ra sao về truyện ngắn khi mà truyện của bạn thiên về ý và tứ nhiều hơn tu từ ngôn ngữ, dứt ý là xong?

 

Tôi không nghĩ rằng truyện ngắn của tôi không thiên về tu từ, ngôn ngữ. Trong sự tri nhận hữu hạn, tôi thấy rằng diễn ngôn và cấu trúc là một trong những yếu tố tiên quyết xác lập nên những cuộc cách mạng trong thi ca. Vì thế ngôn ngữ sẽ là địa hạt vĩnh cửu mà kẻ sáng tạo suốt đời bấu víu vào đó. Sẽ còn nhiều hạn chế trong thế giới chữ của tôi, nhưng làm chủ ngôn ngữ là một trong những khát vọng của tôi. Tôi không thích những truyện ngắn dài dòng mà yếu về tư tưởng, nhập nhằng và khuyết thiếu ý tưởng. Ý tưởng quái đản song trùng với sự làm chủ nghệ thuật tự sự mới, mong quyến rũ hay xua đuổi được một vài kẻ đồng sáng tạo nào đó.

 

 

Giữa việc mô tả sự mệt mỏi của thế gian (nhân vật: họ, nó, y...) với sự lột tả mức băng hoại của bản thể hư cấu (nhân vật: mi, tôi...) bạn thiên về điều nào nhiều hơn? Viết về điều gì khó hơn?

Khi một ý tưởng nào đó khiêu khích tôi thì ngay lập tức tôi chinh phục nó. Nhưng với tôi, chinh phục ngoại giới dễ dàng hơn việc đi sâu vào thế giới tâm hồn. Tôi luôn cố gắng chạm được vào cõi nội giới nhân vật; tôi khoái hoạt khi nhìn nhân vật của mình gào thét và quẫy đạp trong sự ú ớ, vô ngôn của họ. Và tất nhiên khi điều đó thành công thì nó sẽ kéo theo sự thành công trong việc “mô tả sự mệt mỏi của thế gian”.

Công việc văn chương của bạn hiện nay là gì? Bạn có định thay đổi cách viết truyện ngắn của mình hay không? Nếu có, sẽ thay điều gì?

Tất nhiên là tôi sẽ tiếp tục viết. Viết trong sự học. Tôi đang hướng tới thơ và viết tiểu luận… bởi thi gia và tư tưởng gia là những kẻ cư lưu ngàn đời canh giữ cho ngôi nhà của hữu thể (mượn ý Martin Heidegger). Tiểu thuyết đã và sẽ luôn là địa hạt mê dụ và khiêu khích tôi. Định hình là cái chết của sự sáng tạo. Tôi đang tập biến hình bằng cách bội ước (có thể sẽ là một cuộc bội ước ráo hoảnh) với một số giá trị đã đóng khung trong văn chương truyền thống.

 

 

 

 

Hiền Hòa (thực hiện)

(Nguồn: SGTT)

Đăng ký nhận bản tin

Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

{{productItem.Title}}
{{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
{{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
{{productItem.DiscountPercent}} %
Màu sắc:
  • {{item.Color.Name}}
Chọn kiểu dáng:
Size:
  • {{item.Name}}
{{productItem.HasGift}}
{{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
Hàng này không còn
Báo tôi khi có hàng
Thêm vào yêu thích