Chuẩn nào cho “ngôn ngữ thời @”?

(TT&VH) - Sát thủ đầu mưng mủ, một tác phẩm đặc biệt của họa sĩ Thành Phong, đã bị ngừng xuất bản vào tháng 10/2011. Trong đó tập hợp rất nhiều câu nói quen thuộc của người trẻ, có thể gọi nôm na là ngôn ngữ thời @, như: “Cái khó ló cái ngu”, “Chuẩn không cần chỉnh”, “Yêu nhau trong sáng, phang nhau trong tối”… Sau khi cuốn sách phát hành, có rất nhiều ý kiến trái chiều cho rằng nó góp phần làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Nhưng kết luận đó liệu có vội vàng quá hay không? Đó chính là câu hỏi mà 500 khách mời đến với buổi tọa đàm diễn ra tối 29/3 vừa qua tại Hà Nội muốn tìm được câu trả lời thỏa đáng.

 

Tối 29/3, buổi tọa đàm Ngôn ngữ giới trẻ thời @ đã diễn ra trong không khí thảo luận rất sôi nổi với bốn chủ tọa là họa sĩ Thành Phong, PGS-TS Văn Như Cương, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, PGS-TS Phạm Văn Tình tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội).

 

Đừng nên vội vàng phủ nhận từ “lóng”

Theo lời của nhà ngôn ngữ học, PGS-TS Phạm Văn Tình, ông cho rằng gọi ngôn ngữ thời @ là cách nói chuyện của giới trẻ là chưa chính xác vì những người lớn tuổi vẫn thường sử dụng chúng: “Nhiều người vẫn xem tiếng “lóng” là lệch chuẩn, là không hay nhưng họ quên mất tiếng “lóng” được sử dụng rất nhiều trong quân đội và cả ngành công an để giữ bí mật một số thông tin. Ngôn ngữ blog cũng thế, có thể đối với người này là khó hiểu nhưng nó lại được một cộng đồng các bạn trẻ chấp nhận theo quy ước riêng của họ. Chúng ta đừng nên vội vàng phủ nhận chúng. Tất nhiên không phải sản phẩm dân gian nào cũng được chấp nhận, có những từ ngữ sẽ bị đào thải theo thời gian. Có thể ban đầu nó xuất hiện, mọi người sẽ cảm thấy không bình thường lắm nhưng khi nó được sử dụng một cách rộng rãi và được chấp nhận, nó cũng sẽ được xem là một đơn vị ngôn ngữ, phải chấp nhận tiếng Việt mở rộng một biên độ nhất định để tiếng Việt càng thêm phong phú”.

Trong khi đó, MC của chương trình, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đưa ra rất nhiều khía cạnh tích cực trong cách nhìn nhận của ông về ngôn ngữ của lớp người trẻ: “Ngôn ngữ giới trẻ thời @ bắt nguồn sâu xa từ đặc điểm của tiếng Việt, từ những câu nói có vần, có vè mà người ta tạo nên những câu nói mới. Từ ngày xưa, có những câu rất vô nghĩa nhưng nó có vần người ta vẫn sử dụng và thế hệ nào cũng có những câu nói như vậy. Ngày xưa, khi còn đi xe đạp, chúng tôi vẫn thường đọc: “Xe không phanh mời anh đứng lại, đi trên đường làm hại đời ta, mất miếng da thì ba đồng sáu, mất tí máu thì sáu đồng tư, mất tí gân thì gần một chục”. Người trẻ là người luôn luôn tìm kiếm cái mới và luôn tìm cách chứng tỏ mình, từ cách ăn mặc, đầu tóc và bây giờ là cả ngôn ngữ. Ngôn ngữ giới trẻ thời @ là một dòng chảy mới, tuy không thật mạnh mẽ nhưng cũng nên xem xét chúng, chứ đừng vội vàng gạt bỏ”.

 

 

 

 

“Ngôn ngữ thời @” được “mổ xẻ” tại cuộc tọa đàm ở Hà Nội.

 

 

Và lo lắng về sự trong sáng của tiếng Việt

Bên cạnh mặt tích cực, những khía cạnh tiêu cực cũng được đưa ra nhìn nhận và mổ xẻ. Một khán giả không ngần ngại đứng lên nói thẳng với Thanh Phong, tác giả của cuốn Sát thủ đầu mưng mủ: “Tôi không biết tại sao anh lại đồng ý vẽ cuốn sách này, liệu có phải vì cơm áo gạo tiền không hay chỉ vì sự nổi tiếng? Tôi đã đọc cuốn sách của anh và thấy rằng không phải câu nào trong đó cũng được sử dụng rộng rãi. Tại sao chúng ta không viết ra một cuốn sách mang tính giáo dục và định hướng hơn?”.

Trả lời cho câu hỏi quá thật, họa sĩ trẻ điềm đạm, anh cho rằng mọi người đang quá nâng tầm, đang nghĩ đến một điều gì đó quá cao siêu khi nhắc đến “sách”. Thật ra, đọc sách hay xem trên mạng Internet cũng chỉ là cách tiếp cận thông tin mà thôi.

Những ý kiến liên tục được khán giả đưa ra và tranh luận khiến không khí của buổi tọa đàm mỗi lúc một thêm sôi nổi. Mỗi người đều  có một quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về Ngôn ngữ giới trẻ thời @ nhưng chung quy lại, tất cả đều lo lắng cho sự trong sáng của tiếng Việt.

Trả lời về vấn đề nhức nhối này, nhà ngôn ngữ học, PGS-TS Phạm Văn Tình khẳng định: “Nếu nói trong sáng là không thu nạp thì có lẽ tiếng Việt của chúng ta đã không trong sáng từ lâu rồi. Như các bạn biết đó, tiếng Việt 60% là từ Hán - Việt. Không riêng gì chúng ta, bất cứ ngôn ngữ nào ở trên thế giới cũng phải vay mượn và người ta có quyền làm như thế để làm phong phú cho ngôn ngữ của mình. Việc đưa những ngôn ngữ trẻ vào từ điển là một sự chấp nhận của cuộc sống. Mọi người cần phải hiểu ngôn ngữ cũng là một dòng chảy của lịch sử, khi cuộc sống thay đổi, ắt hẳn nó cũng phải thay đổi”.

 

Chuẩn nào cho “ngôn ngữ thời @”?

Còn PGS-TS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường Dân lập Lương Thế Vinh, nên ông quan tâm nhiều hơn đến ngôn ngữ viết của học sinh. Ông cũng đồng tình với ý kiến ngôn ngữ xấu hay tốt là do con người sử dụng chứ không phải do bản chất của nó: “Chúng ta chỉ sợ mất đi sự trong sáng của tiếng Việt khi người trẻ quen sử dụng những từ tiếng Anh thay cho những từ mà tiếng Việt vẫn có. Ngoài ra, cách sử dụng văn phong theo kiểu “Tây hóa” cũng là thói quen của nhiều người Việt hiện nay.

 

 

Như trên truyền hình, tôi vẫn thấy các phát thanh viên đọc là “Nói không với tiêu cực” hay trong văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục vẫn có viết “Nói không với ngồi nhầm lớp”, “Nói không với thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Còn về ngôn ngữ viết của tuổi teen, chúng rất khó đọc và trong đó có những từ bắt nguồn từ ngôn ngữ nói bình thường nhưng có những từ mãi mãi không được chấp nhận. Cái quan trọng là người viết vận dụng nó trong trường hợp nào. Nếu thể hiện trên blog thì không có gì để nói nhưng nếu học sinh của tôi thể hiện nó trong bài kiểm tra, tôi sẽ không đồng tình. Chuẩn ngôn ngữ là phải tìm ra cách nói, cách thể hiện ngôn từ phù hợp với từng hoàn cảnh.”

 

Giang Anh

(Theo: TT&VH)


Đăng ký nhận bản tin

Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

{{productItem.Title}}
{{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
{{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
{{productItem.DiscountPercent}} %
Màu sắc:
  • {{item.Color.Name}}
Chọn kiểu dáng:
Size:
  • {{item.Name}}
{{productItem.HasGift}}
{{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
Hàng này không còn
Báo tôi khi có hàng
Thêm vào yêu thích