Truyện tranh Việt: cơ hội còn bỏ ngỏ

Tại festival Truyện tranh lần 3 (diễn ra tại Hà Nội từ 31.5 – 8.6), lần đầu tiên một triển lãm truyện tranh Việt Nam được tổ chức, mang ý nghĩa như “một bài tập nhỏ” thể hiện kỹ năng của các tác giả trẻ. Cũng từ đây, những vấn đề của truyện tranh Việt Nam lộ rõ.

 

 
Khán giả đến với triển lãm đa phần là giới trẻ. Ảnh: Hi Lam

Nói về sức hút, ngay trong thời gian sắp đặt tác phẩm, đã có một lượng khán giả ồ ạt đến triển lãm, phần lớn là học sinh. Hỏi chuyện, 100% thừa nhận mê truyện tranh manga Nhật. Dạo một vòng triển lãm, sự thích thú, ngạc nhiên hiện rõ trên nét mặt các cô cậu học sinh. “Đề tài gần gũi, câu chuyện thực tế, cách vẽ sinh động”, đó là nhận định chung của các “tín đồ” truyện tranh này. Không ít người còn thể hiện sự phấn khích bằng việc chụp lại các tác phẩm, mang về nghiền ngẫm.

Chẳng phải đến triển lãm đầu tiên về truyện tranh Việt Nam này, người ta mới nhận ra, truyện tranh Việt Nam đang là một ẩn số hấp dẫn ngay trên “sân nhà”, với chính khán giả nhà. Từ trước khi bộ truyện tranh Orange tạo cơn sốt trong giới học sinh, sinh viên, trang web cá nhân của hoạ sĩ Nguyễn Thành Phong đã luôn tấp nập người vào xem. Những tác phẩm mới của anh đều có một lượng độc giả khổng lồ háo hức chờ đón, và đóng góp những trang bình luận, phân tích dài dằng dặc. Cộng đồng yêu thích truyện tranh Việt Nam cũng hoạt động hết sức tích cực tại nhiều trang web như: Truyện tranh Việt Nam online, Nông trường truyện tranh Việt Nam… Thế thì, cái gì cản trở truyện tranh Việt Nam bùng nổ?

Chẳng phải đến triển lãm đầu tiên về truyện tranh Việt Nam này, người ta mới nhận ra, truyện tranh Việt Nam đang là một ẩn số hấp dẫn ngay trên “sân nhà”, với chính khán giả nhà.

Không phải ai cũng biết, 11 tác giả góp mặt trong triển lãm truyện tranh Việt Nam là theo phương thức “đặt hàng”. Có nghĩa, họ được nhà xuất bản Kim Đồng chọn lựa và đầu tư từ A đến Z. Đầu ra của các tác phẩm được tạm thời đảm bảo bằng một triển lãm có tính chất khoe kỹ năng. Những truyện tranh ngắn gọn tựa như những bài tập nhỏ sẽ được các chuyên gia đến từ Bỉ nhận xét, góp ý. Và, khi festival khép lại, 11 hoạ sĩ sẽ đi về đâu, những tác phẩm đang ở quy mô đơn giản ấy có cơ hội nâng tầm không, đó là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Bởi lẽ, cho đến nay, hiếm khi người ta thấy một chiến lược đầu tư bài bản và dài hơi dành cho truyện tranh Việt Nam, nhất là từ phía các nhà xuất bản thuộc khối Nhà nước.

 

 
Trẻ em đọc truyện tranh tại gian hàng sách của Phan Thị ở Hội sách lần 7 năm 2012 tại TP.HCM. Ảnh: Thanh Hảo

Câu hỏi đặt ra là, liệu Nguyễn Thành Phong có thể trở thành hiện tượng của làng truyện tranh Việt Nam nếu những đơn đặt hàng không tới tay anh kịp lúc? Chẳng phải ai cũng biết, trước Orange, Nguyễn Thành Phong trải qua không ít quãng thời gian khó khăn. Nhưng anh vẫn mạo hiểm tự đầu tư cho những ý tưởng rất có thể chẳng nhận được cái gật đầu nào từ phía đơn vị xuất bản. Và cũng mạnh dạn “chào hàng” những đứa con tinh thần của mình. Kết quả là, hiện tại, Nguyễn Thành Phong đang “chạy” hết công suất với hàng loạt đơn đặt hàng và cả những dự án cá nhân. Nhưng, nói như lời hoạ sĩ Vũ Xuân Hoàn (nhà xuất bản Kim Đồng), một tác giả như Nguyễn Thành Phong, làng truyện tranh Việt Nam chỉ đếm được trên đầu ngón tay!

HƯƠNG LAN
ẢNH: HI LAM

 

Bà Phan Thị Mỹ Hạnh – giám đốc công ty truyện tranh Phan Thị:

Truyện tranh đang gặp khó ở khâu kịch bản

Để truyện tranh Việt Nam tồn tại và phát triển trong tình hình các tác phẩm truyện tranh thế giới nổi tiếng xuất hiện ngày càng nhiều, bên cạnh yếu tố khác biệt, đưa bản sắc Việt vào trong tác phẩm, những người làm truyện tranh cần học hỏi bạn bè quốc tế, cập nhật thông tin trên thế giới trong tất cả lĩnh vực để có được sự tương đồng, đi cùng với xu hướng thế giới. Văn hoá, nghệ thuật toàn cầu đã ở trong thời đại của internet nên chúng ta không thể quá khác biệt, vì nếu vậy, chúng ta sẽ đánh mất khả năng xuất khẩu tác phẩm. Trong khi nếu dung hoà nét riêng và yếu tố tương đồng với thế giới, ta sẽ bán được cả trong nước lẫn nước ngoài.

Thời điểm hiện nay, cơ hội cho truyện tranh Việt Nam lạc quan hơn cách đây năm, mười năm rất nhiều. Các bạn đã vận dụng khoa học kỹ thuật vào trong tác phẩm, không chỉ vẽ bằng bút chì như xưa mà còn vẽ bằng máy, ứng dụng đồ hoạ kỹ thuật số (digital art). Các phương thức marketing, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu cũng dễ hơn nhờ các phương tiện mạng xã hội. Về mặt nhân sự ở khâu hoạ sĩ, cũng đã lạc quan hơn nhiều. Đề tài truyện tranh trong đồ án tốt nghiệp khoa mỹ thuật công nghiệp của các trường đại học ngày càng tăng. Riêng đại học Mỹ thuật năm nay có khoá tốt nghiệp đầu tiên chuyên về ngành truyện tranh. Cái thiếu và nỗi lo lớn nhất của chúng tôi hiện nay là nhân lực về kịch bản – người viết cốt truyện. Lucky Luke thành công vang dội trên toàn thế giới, ngoài hoạ sĩ Morris, không thể kể thiếu cây bút Goscinny.

Công việc viết truyện tranh ở Việt Nam còn rất mơ hồ, ít ai hình dung và vì vậy, chúng tôi phải chọn phương án tự đào tạo, huấn luyện con người để làm công việc này.

TRÂM ANH (GHI)

 

Theo SGGP

Đăng ký nhận bản tin

Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

{{productItem.Title}}
{{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
{{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
{{productItem.DiscountPercent}} %
Màu sắc:
  • {{item.Color.Name}}
Chọn kiểu dáng:
Size:
  • {{item.Name}}
{{productItem.HasGift}}
{{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
Hàng này không còn
Báo tôi khi có hàng
Thêm vào yêu thích