Nhà văn Pháp Valerie Tong Cuong: Có một nền văn học lớn chưa hẳn là may mắn

(TT&VH) - “Từ khi viết văn, tôi đọc ít hơn”, nhà văn Pháp Valerie Tong Cuong chia sẻ. “Trước đó, tôi đọc rất nhiều. Nhưng khi thành người viết, tôi sợ rằng những tác phẩm lớn của văn học Pháp sẽ để lại quá nhiều ảnh hưởng đến mình”.


Valerie Tong Cuong, nữ nhà văn kiêm ca sĩ người Pháp, mang họ chồng là người gốc Việt, vừa tới Hà Nội nói chuyện về tiểu thuyết của cô - Thiên ý - ở Trung tâm Văn hóa Pháp. Dịch giả cuốn sách là ông Nguyễn Thế Công cũng có mặt.

Tóc vàng, mắt xanh nhạt, gương mặt ưa nhìn, Valerie mang vẻ ngoài của một ca sĩ hơn là một nhà văn. Nhưng từ năm ngoái, sau khi mất giọng, chị đã thôi hát để tập trung vào văn chương. Chị là một tên tuổi còn mới với người đọc Việt Nam dù đã ra 6 tiểu thuyết, được dịch ra 9 thứ tiếng. Không khó hiểu, bởi nền văn học từ cổ điển đến đương đại chưa bao giờ vắng bóng các thiên tài, những người mà bản thân Valerie rất ngưỡng mộ nhưng cũng đầy “cảnh giác” tránh ảnh hưởng của họ.



Nhà văn Valerie Tong Cuong. Ảnh Mi Ly

Người viết giỏi là người đọc giỏi

Thông thường, những người viết văn hay cũng đồng thời là những người đọc không tồi chút nào. Mấy ai đọc ít, đọc không “ra ngô ra khoai” mà tạo nên được một sự nghiệp viết đủ dài và đủ lớn. Hơn ai hết, nhà văn hiểu được tầm quan trọng của việc đọc.

Valerie đồng tình với nhận định này. Các nhà văn lớn như Victor Hugo hay Balzac, Maupassant, nhiều nhà thơ lớn, rồi đến những tên tuổi của thế kỷ 20 như Romain Gary hay Albert Camus, Valerie đều đã đọc hết. Các tên tuổi nước ngoài thì chị say mê Dostoievski, Marquez, các nhà văn đương đại của Cuba. Chị cho biết không say mê riêng một phong cách, trường phái nào mà có sở thích đọc đa dạng. 

"Nhưng rất tiếc, tôi chưa đọc một nhà văn nào của Việt Nam”, Valerie nói thẳng thắn.

Tuy nhiên, chị cho biết: “Khi bắt đầu sáng tác, số sách tôi đọc ít hẳn đi. Tôi lo ngại sẽ vô tình “mượn” ý tưởng hoặc cách viết của người khác. Chúng ta đều biết nước Pháp sở hữu một nguồn di sản văn hóa, văn học rất phong phú và có ảnh hưởng lớn”. 

Hóa ra, thông điệp của Valerie trong tiểu thuyết Thiên ý - “Cuộc đời có rất nhiều bất ngờ. Điều tưởng như không may hóa ra lại là may và ngược lại. Đừng vội vàng kết luận và trở nên tuyệt vọng” - lại có thể áp dụng trong rất nhiều trường hợp. Sống và viết dưới cái bóng của một nền văn học vĩ đại không hẳn là điều may mắn đối với lớp nhà văn mới của Pháp.

Một nhà thơ Việt Nam từng nói với tôi: “Việc nền văn học của chúng ta không quá lớn cũng có một cái lợi, đó là chúng ta sẽ không bỏ sót thiên tài nào, nếu như họ có xuất hiện”. Tương tự, các văn tài của chúng ta cũng không đến mức khiến lớp hậu sinh phải lo sợ vì bị ảnh hưởng như ở Pháp.

Cuốn sách mang đến hy vọng

 

Bìa cuốn Thiên ý

Câu chuyện của Thiên ý đơn giản thế này: Trong cùng một ngày, 4 nhân vật chính Marylou, Foehn, Tom và Prudence gặp phải những chuyện không mong đợi, mà họ vội vàng quy là “xui xẻo”. Sau đó, một vài bất ngờ đã xảy đến, vừa đẩy các nhân vật đến với nhau, vừa khiến họ thay đổi suy nghĩ về “may mắn” và “xui xẻo”. Chuyện của mỗi nhân vật do người đó tự kể, xưng “tôi”, làm thành cuốn tiểu thuyết đa giọng điệu. 

 

“May mắn và không may mắn, đừng vội vã kết luận” chính là điều nhà văn rút ra kinh nghiệm của chính mình. Chị từng rơi vào cảnh thất nghiệp, một điều tưởng như địa ngục trong thời đại khủng hoảng kinh tế này, nhưng điều đó lại dẫn chị đến với văn chương, và giờ đây chị đang thành công.

Mang lại hy vọng, đó là điều Valerie đã làm với tác phẩm Thiên ý(có nghĩa là “ý trời”). Cuốn tiểu thuyết được nhiều độc giả Pháp ví như một hoạt động thành công của dịch vụ bảo hiểm xã hội Pháp, khi nó cung cấp thứ “bảo hiểm tinh thần”, mang đến niềm lạc quan cho người đọc.

Tôi nhận thấy một điều không bất ngờ nhưng đáng suy ngẫm, khi người Pháp (tôi không nói là tất cả) hiểu được tầm quan trọng của một tinh thần lạc quan đối với thành công, trong đó có thành công về tiền bạc. Có thể họ cũng hùng hục kiếm tiền, nhưng sâu xa, tôi nghĩ nhiều người trong số họ hiểu rằng: “Tinh thần là thứ nên đến trước”. Nếu không phải thế, cuốn tiểu thuyết có tính cổ vũ tinh thần của Valerie đã không được chào đón. Trong khi đó, nhiều người Việt Nam nghĩ “chỉ cần có tiền” hoặc “tinh thần cũng quý đấy, nhưng để sau, cứ phải có tiền đã”. 

Còn quá sớm để viết về Việt Nam

Khó khăn và thái độ của con người khi đối diện với khó khăn là đề tài Valerie luôn quan tâm, theo chị “thái độ” là thứ tối quan trọng, quyết định người ta có hạnh phúc hay không. Chị sẽ tiếp tục khai thác đề tài này trong tiểu thuyết sắp tới. Khác với Thiên ý, cuốn sách mới hướng đến thông điệp: Con người phải hiểu chính mình và chấp nhận chính mình chưa hoàn hảo để còn có thể phấn đấu hoàn thiện.

Sau buổi nói chuyện, khi một bạn đọc bày tỏ: “Hy vọng sắp tới chị sẽ viết một tác phẩm về Việt Nam”, chị cũng trả lời không hề xã giao, rằng gia đình chị sẽ ở thăm Hà Nội 3 tuần, dành thời gian cảm nhận các nét văn hóa Việt Nam, nhưng cũng quá ngắn ngủi nên chị không chắc là sẽ viết nên được một tác phẩm đáng nhớ (Valerie chuyên viết tiểu thuyết).

Tôi thích cách nói đó, rất giống nhà báo Italia Beppe Severgnini, tác giả cuốn Đầu óc người Ý, người cũng từng đến Việt Nam nói chuyện. Ông trả lời tương tự khi được hỏi có ý định viết sách về Việt Nam: “Tôi sống ở đây quá ít”. Việt Nam không nên nghe quá nhiều lời “vuốt ve” của những vị khách chỉ muốn làm vui lòng chủ nhà, còn những lời hứa cũng chỉ nói xong rồi bỏ đấy.


Huyền My

(Theo TT&VH)

Đăng ký nhận bản tin

Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

{{productItem.Title}}
{{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
{{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
{{productItem.DiscountPercent}} %
Màu sắc:
  • {{item.Color.Name}}
Chọn kiểu dáng:
Size:
  • {{item.Name}}
{{productItem.HasGift}}
{{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
Hàng này không còn
Báo tôi khi có hàng
Thêm vào yêu thích