Đường vào thế giới bên trong

TT - Ðọc Văn mới 2011-2012 (tuyển văn xuôi của tác giả mới và tác giả đang được mến mộ, Hồ Anh Thái tuyển chọn), chúng ta thấy rằng các nhà văn đương đại đã khôn ngoan hơn khi tự truy tìm cho mình một thế giới khác ngoài thế giới hiện thực.

 

 

Sách do Đông A & NXB Hội Nhà Văn ấn hành - Ảnh: T.Q.

 

Ðó là thế giới bên trong, thế giới đó sẽ xui khiến nhà văn tìm đến và chạm được vào những tầng sâu trong vô thức của mỗi cá thể.

Một phương cách mà Hồ Anh Thái đã dùng chính là việc nhà văn tìm về với huyền thoại. Hẳn nhiên người đọc sẽ tiếp xúc với những điều khác biệt trong Mộng du ở Copenhagen. Người đọc đang can dự vào thế giới của hôm nay và thế giới có trong truyện cổ. Quay ngược trở về, nhà văn đã sử dụng huyền thoại như là một thứ công cụ để tổ chức chất liệu nghệ thuật, là con đường thăm dò vào chiều sâu của vô thức. Người đọc không biết ở đây các nhân vật có thật sự hiện hữu hay không hay chỉ là một sự tự vấn về thân phận của nghệ thuật. Văn bản được mở rộng hơn biên độ của nó khi nhà văn đã khéo léo lồng vào nhau những chiều kích không gian, thời gian, sự kiện, tuyến nhân vật, sự va đập giữa thực tại và quá khứ, giữa cái có và cái không, giữa tỉnh thức và mộng du hoang tưởng...

 

Thế giới trong Bến Yên luôn bung nở sự vô tận của nghĩa. Hạo Nguyên viết: "Khi nào thấy được. Khi nào thấy được. Là sao?". Ðó là một sự gợi mở hầu như ta không tìm thấy đường biên và ranh giới. Truyện ngắn không đánh đố người đọc ở kết cấu bởi những sự kiện vẫn được xếp đặt trong tính logic định sẵn. Nhưng nó dẫn dụ chúng ta đi tìm một cái gì đó không có ở hiện thực. Một lớp ngôn ngữ tả thực đan xen với những điều hoang tưởng và chính sự kết nối này là một thành công của người viết khi nó không tạo ra một sự gượng gạo trong hành ngôn.

 

 

Con gà rừng của Ðoàn Lê cũng là một lối đi tương tự. Cái găm sâu vào người đọc chính là sự chấp chới giữa ký ức và thực tại. Một sự ám ảnh lớn hơn ở nội tâm khi con người bị ném vào dòng hiện sinh trần trụi. Ở đây người đọc thấy nhà văn đã bắt đầu rời bỏ ngoại giới và quay lại nhìn ngắm chính mình để chuẩn bị cho một hành trình quay ngược vào bên trong tâm thức, vào một thế giới rộng hơn, sâu hơn thế giới bên ngoài.

 

 

Trên đường lại là một cuộc hành trình vô định của Nguyễn Danh Lam. Con người xuất hiện trong tác phẩm không một lý do, không lời biện minh của tác giả. Thậm chí không có tính mục đích rõ ràng. Nhân vật bị đẩy vào trong một không gian huyền ảo của rừng núi khiến chúng ta cảm tưởng như mình đang trôi vào miền sâu của ký ức tộc loại.

 

Màu sắc phi lý trong Câu chuyện bắt đầu từ tầng mười của Nguyễn Trương Quý, Biến mất không đều của Văn Thành Lê... hay một thứ diễn ngôn đậm chất thiền trong Trương Ba của Nhật Chiêu... cũng đều là những hướng đi tìm vào bên trong nội giới.

Tất cả đang dần làm một cuộc "thăm dò tiềm thức" (mượn chữ của Carl Gustav Jung) và dần bội ước với thi pháp truyền thống mà bấy lâu người ta nhầm tưởng là những khế ước vĩnh cửu.

LÊ VIỄN PHƯƠNG

(Theo Tuổi Trẻ)

Đăng ký nhận bản tin

Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

{{productItem.Title}}
{{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
{{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
{{productItem.DiscountPercent}} %
Màu sắc:
  • {{item.Color.Name}}
Chọn kiểu dáng:
Size:
  • {{item.Name}}
{{productItem.HasGift}}
{{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
Hàng này không còn
Báo tôi khi có hàng
Thêm vào yêu thích