Tác giả:
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập vào Tháng 7/2008 trên cơ sở đồng thuận đạt được giữa một nhóm các nhà nghiên cứu kinh tế và lãnh đạo của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đội ngũ nghiên cứu của Trung tâm gồm các nhà nghiên cứu đều được đào tạo bài bản sau đại học (tiến sỹ và thạc sỹ) về kinh tế học tại các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Nhật, Pháp, Hà Lan, Úc, v.v…
Trung tâm hướng tới các mục tiêu sau:
(1) Thực hiện các nghiên cứu cơ bản và độc lập trong khoa học kinh tế và các vấn đề liên ngành lấy kinh tế học làm trung tâm; phát triển và ứng dụng các phương pháp định lượng trong kinh tế học và phân tích chính sách;
(2) Cung cấp dịch vụ tư vấn về phân tích chính sách, phân tích kinh tế và tài chính cho các cơ quan chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp;
(3) Cung cấp dịch vụ đào tạo nâng cao trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và phân tích chính sách.
- Nội dung:
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của VEPR là chuỗi báo cáo được xuất bản hàng năm nhằm tổng kết những thành tựu và khó khăn, cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời thảo luận có chọn lọc một số vấn đề kinh tế lớn ở mức chuyên sâu. Báo cáo là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như tất cả những ai quan tâm đến các vấn đề kinh tế hiện nay tại Việt Nam.
Tiếp theo dòng phân tích đã được thực hiện trong những Báo cáo từ các năm trước, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2012 được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước ngưỡng cửa của những cuộc cải cách đã được đề xuất trong năm 2011, với mục đích tái cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế.
Với tựa đề “Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế”, Báo cáo gồm 7 chương và 2 phụ lục, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về kinh tế thế giới và Việt nam trong năm qua. Đặc biệt, gần như toàn bộ nội dung của Báo cáo được dành để phân tích ba chương trình tái cơ cấu kinh tế hiện nay là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước, và tái cơ cấu đầu tư công. Để làm rõ tính cấp thiết của chương trình tái cơ cấu kinh tế, Báo cáo dành một chương để phân tích khuynh hướng suy giảm hiệu quả và năng suất của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây. Nhiều khuyến nghị chính sách được đưa ra với mong muốn thúc đẩy quá trình cải cách nền kinh tế một cách hữu hiệu.
ẤN PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN:
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011, với chủ đề: Nền kinh tế trước ngã ba đường (NXB Đại học Quốc gia, 2011).
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2010, với chủ đề: Lựa chọn để tăng trưởng bền vững (NXB Tri Thức, 2010).
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2009, với chủ đề: Kinh tế Việt Nam 2008: Suy giảm và thách thức đổi mới (NXB Tri Thức, 2009).
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá