Cánh Bướm Kimono - Tình Dục, Hôn Nhân Và Phụ Nữ Nhật Hiện Đại

72,000 đ

Tiết kiệm: 

13,000 đ (15%)

Giá thị trường: 85,000 đ

Tình trạng: 

Hết hàng

Thông tin & Khuyến mãi

  • Đổi trả hàng trong vòng 7 ngày
  • Sử dụng mỗi 3.000 BBxu để được giảm 10.000đ. Làm sao để lấy BBxu?
  • Freeship nội thành Sài Gòn từ 150.000đ*. Chi tiết tại đây
  • Freeship toàn quốc từ 250.000đ
Trọn bộ {{collection.TotalAllOutOff}} sản phẩm / Còn {{collection.List.length}} sản phẩm có hàng / {{collection.PriceTotalStr}} đ
  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • THÔNG TIN CHI TIẾT

    • Nhà xuất bản: NXB Trẻ
    • Ngày xuất bản: 12/01/2012
    • Nhà phát hành: Đang cập nhật
    • Kích thước: 14.0 x 20.0 cm
    • Số trang: 300 trang
    • Trọng lượng: 450 gram

    Giới thiệu sản phẩm

     Cánh bướm kimono, một cuốn sách non-fiction đột phát, với những câu chuyện “thật như nước mắt” đã xóa tan huyền thoại về người phụ nữ Nhật Bản dễ bảo, bẽn lẽn, e lệ. Thay vào đó là những phụ nữ độc lập, mạnh mẽ, gợi tình, ý thức được nhu cầu tình dục của bản thân… đang cố gắng khẳng định giá trị và chỗ đứng của mình trong một xã hội nam quyền.

    Ai muốn làm phụ nữ Nhật Bản? Sự cơ cực chưa chắc tồi tệ hơn những cuộc hôn nhân nhạt nhẽo, không tình dục; sự cô đơn, nỗi khổ tâm, cam chịu… mà những người phụ nữ trong cuốn sách này đã trải qua. Những người phụ nữ bình thường đó, và một người đàn ông hơi khác biệt, kể thật những câu chuyện của mình và buộc người ta phải xem xét lại xã hội Nhật Bản đương thời và những căn bệnh của nó.

    Sumie Kawakami, một nhà báo thông minh và giàu kinh nghiệm đã tìm mọi cách để những nhân vật của mình bộclộ những nỗi lòng sâu kín, những day dứt khôn nguôi… và kể lại câu chuyện của họ trong một cuốn sách khó ai có thể gấp lại nửa chừng.

    Ngay từ đầu, tác giả gây sự chú ý của chúng ta với một nghịch lý: Nhật Bản có một nền công nghiệp tình dục hàng đầu thế giới nhưng phần lớn người Nhật lại chẳng mấy khi làm “chuyện đó”- ít ra là theo cuộc khảo sát của Durex. Và những người “siêng năng” thì không được say đắm, nhiệt tình cho lắm: tỉ lệ hài lòng với đời sống tình dục của người Nhật Bản đứng áp chót, chỉ trên người Trung Quốc.

    Hôn nhân không tình dục là tình trạng ngày càng gia tăng, hẳn là vì quá nhiều cản trở. Những bà nội trợ khát tình và nữ nhân viên văn phòng “ham hố” chỉ là sản phẩm của phương tiện truyền thồng; vì hầu hết phụ nữ, Kawakami viết "chỉ muốn được bạn tình lấp đầy sự cô đơn, trống rỗng và thiếu tự tin của mình”. Rõ ràng, đó là một “nhiệm vụ bất khả thi” đối với đàn ông Nhật Bản.

    Tìm thấy một bạn tình phù hợp không dễ, nhưng chúng ta biết được rằng ít ra phụ nữ có thể tìm thấy cho mình một trung tâm trị liệu tình dục có thể giới thiệu cho họ những tình nguyện viên để hẹn hò và ân ái. Phụ nữ có thể chọn tình nguyện viên từ một catalog có rất nhiều chi tiết, và kích cỡ, dường như cũng là một vấn đề. Khách hàng nói rằng họ vui sướng với dịch vụ này này, trong khi không thiếu những đàn ông muốn làm người tình nguyện; tiền bạc không hẳn là tất cả.

    Tác giả cũng tiết lộ đôi chút về cuộc đời mình: “Đã bị chồng cũ phản bội nhiều lần, nhưng tôi không thể thông cảm với những người vợ hưởng thụ cuộc sống xa hoa mà chẳng làm gì, dành phần lớn thời gian trong tiệm nail, những trung tâm mua sắm xa hoa, những quán cà phê sang trọng, và chung chạ với những gã đàn ông khác trong khi ông chồng phải nai lưng ra cày để duy trì lối sống tốn kém mà họ đã quen”

    Nhưng tại sao phụ nữ cam chịu những gã tồi tệ? Sau khi nghe kể về những đàn ông lừa dối, trăng hoa trong cuộc đời của những phụ nữ này, chúng ta lấy làm ngạc nhiên với những gì họ đã chịu đựng. Họ nhẫn nhục thích nghi, quả thật là vậy, và chỉ biết yêu cầu người đàn ông của mình kín đáo hơn với chuyện lăng nhăng tình ái.

    Emi, giàu có và xinh đẹp, từ lâu đã không ân ái với chồng vì sợ bị lây bệnh qua đường tình dục, nhưng vẫn duy trì cuộc hôn nhân trống rỗng, vì những đứa con.

    Misa thú nhận rằng, cô ước gì ả tình nhân của chồng mình là một cô gái trẻ hơn nhiều hay ít ra thì cũng là người hoạt động trong ngành giải trí tình dục.  “Nhưng tôi không thể chịu nỗi sự thật rằng cô ta cũng bằng tuổi của mình và cũng chẳng phải là dân pro trong chuyện ăn chơi”. Và đang trong độ tuổi xuân thì, cô đã ký tên mình một cuộc hôn nhân không tình dục, lê bước chán chường cả cuộc đời còn lại với người đàn ông mình không còn yêu nữa.

    Và qua quyển sách này, chúng ta cũng biết được nguyên nhân tại sao người Nhật, khi giải quyết những vấn đề cá nhân, thường thích tìm đến thầy bói thay vì chuyên gia tâm lý. Kawakami viết: "Nếu bạn nói mình sắp đi trị liệu tâm lý, nghe có vẻ như bạn có vấn đề về thần kinh. Nhưng nếu bạn đi coi bói hay tham gia một buổi lễ thanh tẩy, thì đó là chuyện hết sức bình thường”. Và nếu cần tìm thấy một lý do “chắc bắp” để đá một gã đàn ông dớ dẩn ra khỏi cuộc đời mình, không có gì tốt hơn là số phận!!!

    Và còn có sự hối lỗi của một người nội trợ đã trót tìm thấy sự khuây khỏa với ông thầy dạy trường luyện thi nơi con gái mình theo học trong khi người chồng chỉ biết quan tâm đến công việc của một nhà báo truyền hình.

    Và, cuộc sống của một “tình nguyện viên tình dục”, chuyên giúp phụ nữ đạt được cực khoái, sẽ như thế nào? Mỉa mai thay, Hideo có một cuộc hôn nhân không tình dục nhưng tìm thấy sự mãn nguyện tâm lý khi giúp những người phụ nữ đang ngày càng héo hon, tàn úa… Anh ta nói những người phụ nữ đó đã sung sướng và nói rằng rằng sex khiến họ cảm thấy trẻ lại…

    Một phụ nữ khác thú nhận rằng, trong vòng sáu tháng, cô đã ngủ với bảy “tình nguyện viên” dù rằng không yêu nhưng cô vẫn còn ham muốn chuyện đó. Tuy nhiên, hy vọng của cô là, “Muốn tìm một người đàn ông chỉ yêu mỗi mình tôi. … không muốn tiếp tục làm một phụ nữ chỉ có mối quan hệ với đàn ông thông qua tình dục”.

    Mitsuko, vẫn còn trinh nữ ở cái tuổi 52, phải làm việc cực nhọc và chăm sóc mẹ già, không thể tìm được một người đàn ông phù hợp cho đến khi phải “mồi chài” một khách hàng - bệnh nhân của mình. Yukio, chàng tình nhân trẻ tuổi hơn, "bảo rằng anh ấy thích ôm ấp một phụ nữ mũm mĩm, có bộ ngực to”. Chẳng bao lâu, từ câu chuyện thì thầm bên gối đã dẫn đến một cuộc hôn nhân. Nhưng hạnh phúc chẳng kéo dài được bao lâu, khi hóa ra đấng mày râu này mắc phải một thứ mặc cảm tâm lý kiểu như “chỉ muốn mãi bé bỏng trong vòng tay của mẹ”, quyết định “trở về mái nhà xưa”- nơi anh ta được bà mẹ nuông chiều theo cái cách mà một người phụ nữ của công việc như Mitsuko không thể làm được.

    Những bài học ở đây? Tìm một người đàn ông tốt không dễ nhưng để tống khứ một gã đàn ông tệ ra khỏi đời mình còn khó khăn hơn thế rất nhiều.

    Bài tóm tắt nội dung qua cái nhìn của một phụ nữ dường như đượm vẻ bi quan. Tất cả chỉ là những mảnh ghép u ám thấm đẫm tiếng thở dài và nước mắt?

    Không! Đã dĩ vãng rồi những Madame Butterly (Điệp phu nhân) chỉ biết hy sinh cho tình yêu và bổn phận, đối phó với sự phản bội của người đàn ông mình yêu bằng thanh dao bảo toàn danh dự!

    Goodbye Madame Butterfly!

    Goodbye forever Madame Butterfly!

    Đâu đó trên những chiếc áo kimomo, biểu tượng cho những giá trị truyền thống của phụ nữ trong một xã hội nam quyền, đã bay lên những cánh bướm lấp lánh sắc màu tươi sáng của sự chuyển hóa, giải thoát… Để sống nhiều hơn, ý nghĩa và trọn vẹn hơn cuộc đời hữu hạn của mình…

    Bay lên đi, hỡi những cánh bướm kimono, nước mắt đã khô, cái giá lạnh vẫn còn nhưng hoa anh đào đã chớm nở, hãy còn đó những mùa xuân cuộc đời lấp lánh tươi vui….

    Cánh bướm kimono, một cuốn sách non-fiction đột phát, với những câu chuyện “thật như nước mắt” đã xóa tan huyền thoại về người phụ nữ Nhật Bản dễ bảo, bẽn lẽn, e lệ. Thay vào đó là những phụ nữ độc lập, mạnh mẽ, gợi tình, ý thức được nhu cầu tình dục của bản thân… đang cố gắng khẳng định giá trị và chỗ đứng của mình trong một xã hội nam quyền.

    Hẳn rằng, rất nhiều phụ nữ Việt Nam cũng tìm thấy hình ảnh của mình qua những câu chuyện đó. Tìm thấy để được sẻ chia, an ủi, động viên trên con đường chuyển hóa - giải thoát để tìm thấy cho mình một cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn với những giá trị cần phải được khẳng định của chính bản thân mình!

    Goodbye Madam Butterfly bản gốc

     

    Goodbye Madam Butterfly bản tiếng Việt - Cánh Bướm Kimono

     

    Thông tin thêm

    Trọng lượng vận chuyển 450 grams
    Dịch giả Lê Linh
    Công ty phát hành Sách Lạc Hồng
    Nhà xuất bản NXB Trẻ
    Ngày xuất bản 12-01-2012
    Kích thước 14 x 20 cm
    Số trang 300
     
    Báo chí giới thiệu
    •  

    Tạp chí PingMag phỏng vấn Sumie Kawakami về đời sống tình dục, hôn nhân của người Nhật Bản:

    "MỘT KHI ĐÃ KẾT HÔN, CHÚNG TÔI KHÔNG CÒN LÀ TÌNH NHÂN NỮA..."

    Trong khi nước Nhật có một nền công nghiệp tình dục khổng lồ thì theo các số liệu thống kê, các cặp vợ chồng Nhật lại không thường xuyên hoạt động gối chăn. Và tình trạng này dường như cũng xảy ra ở nhiều xã hội hiện đại khác.

    Tạp chí PingMag (Nhật) đã có cuộc trao đổi với tác giả Sumie Kawakami về đời sống tình dục, hôn nhân của người Nhật.

    Tác giả Sumie Kawakami. Ảnh: Chin Music Press 
     

    Chúng ta hãy đi thẳng vào vấn đề: Tại sao chị cho rằng các cặp vợ chồng người Nhật không mấy mặn mà với chuyện ái ân?

    Tôi muốn đề cập đến các số liệu sau: Năm 2006, công ty dược phẩm Bayer AG (Đức) đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến và kết quả cho thấy: 38,8% các cặp vợ chồng Nhật tham gia cuộc khảo sát đã không quan hệ tình dục trong vòng một năm trước đó. Vấn đề này cũng không liên quan gì mấy đến tuổi tác: 47% các cặp vợ chồng “phi tình dục” ở độ tuổi ba mươi, 46% ở độ tuổi bốn mươi và 50% ở độ tuổi năm mươi.

    Xin chị vui lòng giải thích!

    Qua những buổi phỏng vấn, tôi đã trao đổi với nhiều phụ nữ vốn cho rằng quan hệ tình dục với chồng là chuyện quá khó khăn. Lý do là chồng họ thường đi làm về muộn và phải thức dậy sớm vào sáng hôm sau, và bởi vậy, chuyện chăn gối chỉ còn là điều sau cùng trong tâm trí. Trong quá trình lấy tư liệu cho cuốn sách, tôi cũng đã trao đổi với những người đàn ông “chay tịnh”. Một thanh niên mới ngoài hai mươi tâm sự rằng anh thường đi làm về vào rạng sáng. Khi anh chuẩn bị đi ngủ thì vợ anh đã thức dậy để đi làm. Chuyện gối chăn là điều bất khả. Cũng chẳng phải vì họ dính vào chuyện tình ái “ngoài luồng”. Người đàn ông này tâm sự: “Thật ra, tôi vẫn có thể về nhà sớm hơn nếu muốn nhưng đi uống sau khi tan sở cũng là một phần công việc của tôi. Tôi thấy tội nghiệp vợ mình nhưng bây giờ, ưu tiên hàng đầu của tôi là công việc, không phải là chuyện có mặt ở nhà.”

    Vào cuối tuần, các cặp vợ chồng quá bận bịu cho việc mua sắm và vô vàn những việc khác đến nỗi chẳng còn tâm trí nào mà nghĩ đến chuyện ái ân. Quả thật khó mà dành được chút thời gian cho chuyện ấy trong một thời gian biểu khít khao như thế. Không phải người đàn ông này không ham muốn, nhưng vấn đề là anh sẽ dễ chăm lo cho sự nghiệp của mình hơn khi để người vợ ở nhà một mình như thế.

    Trườaltng hợp này thật nghiêm trọng vì cặp vợ chồng trên chỉ mới kết hôn được vài năm. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục theo chiều hướng như thế, chuyện gì sẽ xảy ra với họ mười hay hai mươi năm tới? Thời gian làm việc dài và cái thực tế người đàn ông còn bị nặng gánh với những mối quan hệ xã hội sau khi tan sở, là trở ngại cho một đời sống tình dục lành mạnh. Đôi bên, kể cả nam giới, đều mệt mỏi. Ngày nay, nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục đi làm sau khi có con. Vào các ngày trong tuần, tình dục là chuyện xa vời nhất trong tâm trí họ bởi những gánh nặng công việc và nuôi dạy con cái. Tôi nghĩ đó là những vấn đề nan giải chung của phần lớn các gia đình.

    Vậy phải chăng công việc bộn bề chính là trở ngại?

    Chưa hết, việc ít giao tiếp giữa các cặp vợ chồng cũng là một phần của vấn đề. Công việc và nơi làm việc trở thành mối quan tâm chính yếu của người đàn ông; trong khi với phụ nữ, đó là việc nhà và con cái. Rốt cuộc thì vợ chồng chẳng chia sẻ được gì với nhau. Ở Bắc Mỹ, nam giới tích cực tham gia các hoạt động ở trường học của con cái hoặc ở các cộng đồng địa phương. Trải nghiệm này dường như dẫn đến sự gắn bó chặt chẽ hơn trong gia đình và giữa các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, ở Nhật, các ông bố hầu như không tham dự ngày hội thể thao được tổ chức mỗi năm một lần ở trường học của con mình. Các ông chồng làm việc trong trung tâm thành phố và hầu hết hoạt động của họ gắn liền với nơi này. Cuộc sống của người vợ giới hạn trong khuôn khổ nhỏ hơn, có thể chỉ là vài cây số gần nhà hoặc xung quanh trường học. Vậy nên, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi vợ chồng cứ dần xa cách.

    Nghĩa là, các cặp vợ chồng cứ trở nên xa cách. Điều gì thay đổi trong mối quan hệ của họ?

    “Một khi đã kết hôn, chúng tôi không còn là tình nhân nữa. Chúng tôi đã trở thành một gia đình và điều đó khiến tôi không còn khao khát tình dục.” Đây là lời phân trần tôi đã nghe rất nhiều lần. Một ông chồng người Nhật gọi vợ mình là “Mẹ” và cô vợ gọi chồng là “Bố”. Thiên chức làm cha mẹ đã thay thế vai trò làm vợ, làm chồng của họ. Xã hội buộc họ phải như vậy. Ở Nhật, người ta quan niệm rằng chỉ có “phụ nữ” hoặc “người mẹ”. Ngay khi sinh con, người phụ nữ đã trở thành người mẹ. Điều này tôn vinh sự hiện hữu của người phụ nữ, nâng họ lên một tầm cao mới, nhưng mặt khác, lại phủ nhận bản năng tính dục của họ.

    Theo tôi đoán, đó là vấn đề mà xã hội nào cũng có… Còn điều gì khác hơn không?

    Ở Nhật, vẫn còn thói quen vợ chồng cho con cái ngủ chung, nằm giữa cha và mẹ. Môi trường như vậy không thuận lợi cho sinh hoạt tình dục của các cặp vợ chồng. Tuy vậy, nhiều cặp vợ chồng vẫn quan hệ đều đặn trong lúc các con của họ đang ngủ bên cạnh. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh.

    Chắc chắn rồi. Hiện nay, phải chăng khi nói đến sự suy giảm tỷ lệ sinh, là buộc phải nhắc  đến tình trạng các cặp vợ chồng không mặn mà tình dục?

    Phải nhắm đến một thực tế rằng ngày càng nhiều phụ nữ không thể hoặc không muốn kết hôn, trước khi đổ lỗi cho tình trạng hôn nhân không tình dục. Thực tế, suy giảm tỷ lệ sinh không chỉ là vấn nạn của Nhật Bản. Ở nước láng giềng, Hàn Quốc, hay ở Italia cũng thế. Ở một số nước châu Âu như Thụy Điển, Pháp và Đan Mạch, tỉ lệ sinh cũng đã từng giảm sút nhưng sau đó đã tăng lên; vì chính quyền đã tạo được một môi trường giúp người phụ nữ nuôi dạy con cái và thăng tiến trong xã hội. Nhật Bản cũng cần nỗ lực để tạo ra những chính sách như thế. Một lý giải phổ biến cho tình trạng suy giảm tỷ lệ sinh là “Phụ nữ đặt công việc và sở thích của họ lên hàng đầu và không muốn có con”. Gần đây, các chính trị gia đã thôi khua chiên gõ trống huyên thuyên về quan điểm ngớ ngẩn nói trên. Và khi xem xét sự bất bình đẳng về mức lương cũng như cơ hội thăng tiến giữa hai giới, những điều khoản lao động tệ hại áp dụng cho phụ nữ nuôi con, tình trạng cách ly xã hội của những người phụ nữ chỉ ở nhà làm nội trợ và rất nhiều vấn đề khác, người ta chỉ có thể kết luận rằng đó là những nguyên nhân cơ bản nhất.

    Vậy phụ nữ Nhật Bản nghĩ thế nào về hôn nhân và làm mẹ?

    Trước hết, nếu xem qua các thống kê, chúng ta sẽ thấy rằng hầu hết phụ nữ Nhật Bản không phản đối việc sinh con mà họ cũng không có lối suy nghĩ kiểu như “Đời mình sẽ vui sướng biết bao nếu cứ ở vậy một mình để tha hồ mà hưởng thụ…” Đời chẳng phải chỉ toàn hoa hồng mà cũng không quá ngắn ngủi đến nỗi khiến họ phải suy nghĩ một cách đơn giản rằng: hôn nhân là chuyện quá khó khăn hoặc tốt hơn là nên tự mình tận hưởng cuộc sống. Hẳn là có nhiều cô gái đôi mươi suy nghĩ như thế, nhưng khi đã qua đến tuổi ba mươi hay bốn mươi, chắc sẽ có nhiều người muốn dừng cuộc chơi để lập gia đình. Phụ nữ kiên quyết phản đối hôn nhân và con cái chỉ chiếm thiểu số.

    Quả thật, từ một quan điểm nào đó mà nói thì phụ nữ nhìn chung vẫn hưởng ứng việc kết hôn…

    Hãy xem các số liệu thực tế, chúng ta sẽ thấy rằng mong muốn kết hôn và sinh con đã bén rễ sâu trong đời sống của phụ nữ Nhật Bản, dù còn độc thân hay đã kết hôn. Tạm gác lại các vấn đề về quan hệ tình dục và hôn nhân, hãy xem xét vấn đề con cái: Một cuộc khảo sát về thái độ đối với tình trạng suy giảm tỷ lệ sinh được Bộ Y Tế, Lao Động và Phúc Lợi tiến hành trong tháng 3 năm 2004 cho thấy có đến 54.7% phụ nữ độc thân trong độ tuổi từ 20 đến 32 và 49.3% phụ nữ độc thân trong độ tuổi từ 33 đến 49 nói rằng họ muốn có hai con. Hơn 30% phụ nữ ở mỗi độ tuổi cho biết họ muốn có ba con. Mặt khác, chỉ có 5.3% phụ nữ trong độ tuổi 20-32 và 9.3% phụ nữ trong nhóm còn lại không muốn có con.

    Vậy…?

    Rõ ràng là có rất nhiều phụ nữ muốn sinh con, nhưng tại sao cũng có nhiều người rốt cuộc lại từ bỏ mong muốn đó? Mỗi người mỗi cảnh, những thống kê cho thấy nhiều phụ nữ đang bỏ lỡ cơ hội làm mẹ vì xu hướng kết hôn muộn hoặc không kết hôn ngày một tăng, và do tình trạng bấp bênh về tài chính, chứng vô sinh hoặc thiếu mặn mà trong chuyện gối chăn.

    … Các thông số điều tra từ các xã hội khác cũng vậy. Tuy nhiên, chị nghĩ gì về đàn ông Nhật Bản? Dường như có rất nhiều anh chàng thích bám váy mẹ trong những câu chuyện này?

    Hình ảnh những người đàn ông trong cuốn sách này được mô tả theo cái nhìn nữ giới và không dựa trên những cuộc phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy, có đôi chút lệch lạc khi kết luận rằng họ là những anh chàng bám váy mẹ. Dù có là người Nhật hay không, đàn ông thì phải nam tính, và tôi nghĩ rằng những ai không đạt chuẩn về mặt nam tính thì cũng có thể bị liệt vào dạng “thích bám váy mẹ”, trong bất kỳ nền văn hoá nào.

    …Tùy thuộc vào sự chấp nhận sự chuyển dịch vai trò giới trong xã hội?

    Vâng, theo ý tôi, đàn ông nói chung – không riêng gì ở Nhật – không ít thì nhiều đều có thể là những anh chàng thích bám váy mẹ. Theo quan điểm của phụ nữ, phần đông đàn ông là thế. Tất nhiên, không thể tránh khỏi những đánh giá bị ảnh hưởng bởi sự đố kỵ của nàng dâu với mẹ chồng. Truyền thống Nho giáo có lẽ cho rằng: khi đối mặt với việc phải lựa chọn dứt khoát giữa mẹ và vợ thì một người đàn ông Nhật Bản nhất định phải chọn mẹ mình. Trong khi ở phương Tây, việc đứng về phía vợ được xem là hành động lịch sự, thì ở Nhật Bản đạo lý tôn kính cha mẹ sẽ áp đảo. Chẳng hạn, khi mẹ chồng nàng dâu xảy ra mâu thuẫn, hẳn người đàn ông sẽ khiển trách vợ mình. Đó không phải vì anh ta không yêu thương vợ mà là anh ta cho rằng: “Cô đã đồng ý làm vợ tôi thì phải lấy gia đình của tôi làm trọng.” Đó là cái ách phải chịu lệ thuộc của người vợ. Dù cách đối xử này có cho thấy người chồng có sùng bái mẹ mình một cách quá đáng hay không, thì người phụ nữ khi kết hôn vẫn phần nào đồng nghĩa với việc họ được cưới về cho nhà chồng. Gần đây, do một số ông chồng có xu hướng ở rể nên quan điểm nói trên không còn áp đảo.

    Như vậy, mọi chuyện đang dần dà thay đổi…

    Nhưng vẫn có nhiều người đàn ông Nhật Bản rất yếu về kỹ năng truyền thông trong quan hệ hôn nhân, và chính điều đó gây nên sự hiểu lầm ở người phụ nữ. Đặc biệt, týp đàn ông “trượng phu”, ít nói thường gặp trở ngại trong việc thể hiện tình cảm với vợ. Vì vậy, trong mắt người vợ, anh ta chỉ biết đứng về phe mẹ mình. Tôi không đề cập nhiều đến quan điểm của nam giới trong quyển sách này, nhưng chắc hẳn sẽ rất thú vị khi nghe họ lên tiếng.

    À, đúng rồi! Bói toán được đề cập nhiều trong các câu chuyện, và chị đã ví nó với tâm lý liệu pháp ở phương Tây. Tuy nhiên, việc tin vào bói toán liệu có gây ra một loại học thuyết định mệnh như thể chúng ta không thể làm chủ cuộc đời mình?

    Bói toán là vấn đề có tính cá nhân. Suy cho cùng, mỗi người đều có quyền lựa chọn giữa tin hay không tin theo nó. Tuy nhiên, Nhật Bản vốn có một nền văn hoá sùng bái thiên nhiên từ lâu đời. Quan niệm cho rằng sự hoán vị của các vì sao, sự thay đổi của các mùa hay thủy triều lên xuống đều có ảnh hưởng lớn đến con người được chấp nhận nhiều hơn so với phương Tây. Mặt khác, tầm quan trọng của các mức năng lượng trong cơ thể và quan niệm tâm và thân hợp nhất với nhau đã đi vào cuộc sống thường nhật của người Nhật từ ngàn xưa. Thuật ngữ kanji kiryoku được kết hợp từ hai chữ thần và lực mang ý nghĩa là năng lượng, tinh thần hay khí lực, đã thể hiện điều này. Tôi nghĩ rằng những yếu tố như hiện tượng thiên nhiên, tinh thần và linh hồn tổ tiên nên được xem như một phần của cuộc sống của người Nhật, chứ không nên coi như là điều gì đó phi khoa học, đáng xem thường hoặc nên gạt bỏ. Và theo tôi, bói toán chỉ là một phần mở rộng thêm những quan điểm tâm linh đã nói ở trên.


    Maya Gartner thực hiện

    Goodbye Madam Butterfly (Cánh Bướm Kimono) phiên bản tiếng Anh

     
     
     
    Phát Hành 12/1/2012
     

    Mua sách online tại Bookbuy và nhận nhiều ưu đãi

  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG

    Bạn cần đăng nhập để có thể bình luận. Đăng nhập tại đây.
    • Chưa có đánh giá

    Đánh giá

    Quý khách lưu ý

    • Với mỗi nhận xét được duyệt, tặng ngay:
      • 200 BBxu cho khách hàng chưa mua hàng tại Bookbuy
      • 400 BBxu cho khách hàng đã từng mua hàng tại Bookbuy
    • Để được duyệt BBxu, nhận xét của bạn cần đáp ứng các điều kiện:
      • Độ dài tối thiểu 100 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
      • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
      • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của sản phẩm.
      • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi mua sản phẩm một cách không cần thiết.

    Đăng ký nhận bản tin

    Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

    {{productItem.Title}}
    {{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
    {{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
    {{productItem.DiscountPercent}} %
    Màu sắc:
    • {{item.Color.Name}}
    Chọn kiểu dáng:
    Size:
    • {{item.Name}}
    {{productItem.HasGift}}
    {{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
    Hàng này không còn
    Báo tôi khi có hàng
    Thêm vào yêu thích