-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
123,000 đ
Tiết kiệm:
22,000 đ (15%)
Giá thị trường: 145,000 đ
Tình trạng:
Hết hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT
Giới thiệu sản phẩm
Những câu chuyện ngoại giao từ bàn đàm phán đến hậu trường, thậm chí cả bếp núc, phòng ngủ - theo nghĩa đen - của các nhà ngoại giao VN được ông Vũ Khoan - một trong các tác giả, một nhà ngoại giao kỳ cựu, người đã đi từ một nhân viên sứ quán bình thường lên đến chức thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao rồi làm phó thủ tướng Chính phủ - kể lại một cách giản dị và sinh động.
Cuốn sách hấp dẫn vì sự trung thực và hóm hỉnh của những người trong cuộc từng trải và lịch lãm khi kể về những vui buồn nghề nghiệp của mình.
Ông Vũ Khoan và các đồng nghiệp - ông Nguyễn Văn Ngạnh (đại sứ VN tại Nga), ông Nguyễn Tâm Chiến (đại sứ VN tại Mỹ), bà Hồ Thể Lan (người phát ngôn Bộ Ngoại giao - phu nhân ông Vũ Khoan), bà Nguyễn Thị Hồi (đại sứ VN tại Canada), ông Nguyễn Chiến Thắng (đại sứ VN tại Campuchia)...; mỗi người một giọng điệu, phong cách, mỗi đất nước một thiên nhiên thời tiết con người công việc quan điểm chính trị tôn giáo khác nhau, nhưng cái sự mới, lạ và chưa từng biết đến trong câu chuyện của họ đều cuốn hút như nhau.
Ông Vũ Khoan cho biết về mục tiêu của cuốn sách: "Chúng tôi có hai ý đồ: dư luận rất ít biết thông tin "bếp núc" của ngoại giao. Công chúng chỉ nhìn thấy bề ngoài, nghi lễ, đón tiếp, ký kết... chứ ít biết chuyện bên trong. Có nhiều người hiểu không rõ, thậm chí hiểu lầm.
Thứ hai là lớp trẻ kiến thức nhiều nhưng kỹ năng còn có lẽ phải bổ sung, chúng tôi muốn qua câu chuyện này giới thiệu kỹ năng làm ngoại giao. Chúng tôi chỉ muốn kể chuyện, không có ý đồ viết lịch sử hay làm giáo trình".
Thông điệp mà ông Vũ Khoan và các nhà ngoại giao kỳ cựu đưa ra cho độc giả rất rõ ràng, như chính ông phát biểu: "Làm ngoại giao không phải lên xe xuống ngựa, không phải tiệc tùng, quần áo đâu. Cái đó chẳng qua là bề ngoài hão huyền thôi. Bên trong là cái cơ cực, khi ra mặt trận mà sau lưng không nhất trí.
Cái đó là trường hợp khó khăn nhất. Nếu đằng sau mình có một sự chống lưng vững chãi thì mình không bao giờ nao núng trước đối phương. Nhưng đằng sau lưng mà chống chếnh hay thủng thì thôi mình chết.
Nên tôi có một thông điệp: Muốn làm ngoại giao tốt, phải làm đối nội tốt. Không hiểu rõ trong nước thì không bao giờ làm ngoại giao tốt. Nên phải để ý các chuyện trong nước, vì nó sẽ giúp ta làm ngoại giao tốt".
Cũng chính vì thế, ông không ngần ngại kể lại những gì có thể bị coi là "vạch áo cho người xem lưng": những thủ thuật "cò cưa đàm phán", chuyện ăn ở nhếch nhác ở sứ quán, những lỗi nghiệp vụ sơ đẳng của nhân viên ngoại giao, những khó khăn, vấp váp của ngành ngoại giao non trẻ của nước nhà.
Những trăn trở của ông và đồng sự từ bé đến lớn đều thể hiện một mơ ước có tầm cỡ của những con người có trí tuệ, có văn hóa, có nhiều cơ hội đi ra bốn bể năm châu và luôn đau đáu cho thể diện nước nhà.
Nó thể hiện trong những mơ ước nhỏ bé nhưng tinh tế của ông phó thủ tướng phụ trách đối ngoại: "Cơ quan ngoại giao là bộ mặt của đất nước, cần thể hiện rõ bản sắc văn hóa dân tộc, song khốn nỗi cái nền văn hóa của mỗi đại sứ lại rất khác nhau, khiếu thẩm mỹ cũng rất khác nhau nên cách bày biện trang trí nói chung là rất thô kệch. Ðó là chưa kể một số cơ quan bố trí cả nơi thờ tự như miếu mạo!
Ðã đến lúc cần có những quy định thống nhất và bàn tay của các nhà chuyên môn về trang trí để đại sứ quán thật sự là bộ mặt của văn.
Mời bạn đón đọc.
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá