-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
102,000 đ
Tiết kiệm:
18,000 đ (15%)
Giá thị trường: 120,000 đ
Tình trạng:
Hết hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT
Giới thiệu sản phẩm
PNO - NXB Hội Nhà văn vừa ấn hành tập sách Chuyện nghề của Thủy của đạo diễn Trần Văn Thủy và Lê Thanh Dũng.
Tác giả Lê Thanh Dũng cho biết: “Tôi xin thưa rằng trong cuốn sách này, có phần những câu chuyện Thủy kể miệng, tôi ghi lại bằng câu chữ của tôi qua sự cảm nhận của tôi như một người bạn hiểu nhau và là người đã trải nghiệm những hoàn cảnh tương tự; nhưng có phần tôi dành hoàn toàn để hắn bày tỏ quan điểm và tâm tư của riêng hắn về những vấn đề cụ thể - hắn viết và đọc cho tôi ghi”.
Qua tập sách này, chúng ta được trở về từ những năm tháng tuổi trẻ và những ngày làm phim của tác giả Hà Nội trong mắt ai với nhiều chi tiết chân thực. Tháng 11/1970, tại LHP Quốc tế Leipzig, bộ phim đầu tay Những người dân quê của Trần Văn Thủy quay ở chiến trường Quảng Đà đoạt giải Bồ Câu Bạc. Năm 1980, bộ phim Phản bội giành giải vàng LHP Việt Nam, rồi Hà Nội trong mắt ai cũng giành vòng nguyệt quế năm 1988. Có lẽ, tác phẩm đặc sắc nhất của Trần Văn Thuỷ phải kể đến Chuyện tử tế. Bộ phim này dự LHP Leipzig được giải Bồ Câu Bạc. Năm 1999, phim Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai được giải Phim ngắn hay nhất, Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43...
Tuy nhiên, sự hấp dẫn của tập sách có lẽ do Chuyện nghề của Thủy đã hé lộ những sóng gió, chông gai mà Trần Văn Thủy gặp trong suốt quá trình thực hiện và giới thiệu hai bộ phim nổi tiếng của ông: Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế. Thậm chí có lúc, “Bạn bè tình cờ gặp anh ngoài đường, vội nhảy xuống xe, mắt trước mắt sau mới dám hỏi: "Thủy sao mày còn ở đây? Mày chưa bị bắt à?". Nhưng rồi mọi việc cũng ổn cả.
Qua nhiều tư liệu trong sách, người đọc tiếp cận được những thước phim có của lời bình “sát ván” mà nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét: “Có thể không ngần ngại mà nói rằng, anh là một nhà văn chính luận sâu sắc trong vai trò một đạo diễn, luôn trực diện với những vấn đề nóng hổi của nhân sinh”.
Chẳng hạn trong phim Chuyện tử tế, Trần văn Thủy viết lời bình: “Ừ, nghề của chúng tôi cũng là một nghề hèn, nghề mọn. Hèn vì nghĩ nhiều mà không dám nói ra, mọn vì cái làm ra cũng chẳng mấy ai cần đến. Ông có cái lò gạch đâu có biết, bấy lâu nay chúng tôi mắc phải một thói quen cố hữu: chỉ mong sao làm vừa lòng bề trên. Một cuốn sách, một vở diễn, một bộ phim ra đời đâu có mấy phụ thuộc vào sự hữu hiệu của nó với cuộc đời, lại chẳng mấy phụ thuộc vào mong muốn của những người lam lũ như ông - mà thường, nhất nhất trông đợi ở sự xem xét của bề trên chúng tôi. Bề trên chúng tôi bằng lòng thì được, không bằng lòg ắt phải bỏ. Bề trên chúng tôi khen, thì chúng tôi sung sướng. Bề trên chúng tôi chê, thì chúng tôi buồn rầu”.
Đọc Chuyện nghề của Thủy, ta thấy được tấm lòng của một đạo diễn: “Sức mạnh và sự hấp dẫn là SỰ THẬT! Tôi yêu đất nước này, tôi có tấm lòng thiết tha với xứ sở đã sinh ra mình và tôi muốn làm cho đất nước này trở nên tốt đẹp hơn. Tôi khát khao làm sao cuộc sống của con người phải xứng đáng với sự hi sinh. Đó chính là điểm xuất phát của tôi”.
M.N
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
Nội dung
“...Ừ, nghề của chúng tôi cũng là một nghề hèn, nghề mọn. Hèn vì nghĩ nhiều mà không dám nói ra, mọn vì cái làm ra cũng chẳng mấy ai cần đến.
Ông có cái lò gạch đâu có biết, bấy lâu nay chúng tôi mắc phải một thói quen cố hữu: chỉ mong sao làm vừa lòng bề trên – Một cuốn sách, một vở diễn, một bộ phim ra đời đâu có mấy phụ thuộc vào sự hữu hiệu của nó với cuộc đời, lại chẳng mấy phụ thuộc vào mong muốn của những người lam lũ như ông – mà thường, nhất nhất trông đợi ở sự xem xét của bề trên chúng tôi.
Bề trên chúng tôi bằng lòng thì được, không bằng lòng ắt phải bỏ.
Bề trên chúng tôi khen, thì chúng tôi sung sướng.
Bề trên chúng tôi chê, thì chúng tôi buồn rầu.”
(Lời trong phim “Chuyện Tử Tế” 1985-1987)
“Từ rất xa xưa, cha bác có dạy rằng: Tử tế vốn có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức sự tử tế, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia, bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có nỗ lực tột bực và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người, người tử tế trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành những người có quyền hành, giỏi giang, hoặc siêu phàm...”
“Vậy ra, nghĩ cho đến cùng, ở trên đời này, không có một nghề nghiệp nào, không có một công việc gì, và cũng không có một con người nào trở nên tử tế - nếu không bắt đầu từ tình thương yêu con người, sự trân trọng đối với con người và đi từ nỗi đau của con người.”
(Lời trong phim “Chuyện Tử Tế”)
"Nhân Dân! Hai tiếng thật thiêng liêng - Chẳng thế mà Nhân Dân có mặt ở khắp nơi - Về văn hóa thì có: Nghệ sĩ Nhân Dân, hiệu sách Nhân Dân, giáo viên Nhân Dân, nhà hát Nhân Dân, báo Nhân Dân - Ở những cơ quan nghiêm mật thì có: Hội đồng Nhân Dân, Ủy ban Nhân Dân, Tòa án Nhân Dân, Viện kiểm sát Nhân Dân, Công an Nhân Dân, Quân đội Nhân Dân...
Nhưng phải nhận rằng: chẳng có mấy bộ phim miêu tả nhân dân ăn ra sao? Nhân dân ở ra sao? Nhân dân đi lại sinh sống như thế nào; và nhất là nhân dân nghĩ ngợi, bàn tán những gì...
...Khi chúng ta chưa có chính quyền trong tay, thì nhân vật của văn nghệ chủ yếu là những người nghèo khổ: Một bác phu xe, một em bé bán báo, một bé đi ở, một bà mẹ nghèo, một tiếng rao đêm.
Ngày nay, khi quyền hành đã về một mối, thì những người nghèo khổ, bất hạnh trong văn nghệ bỗng dưng biến mất.
Y như đồng bào của chúng ta bây giờ rất xa lạ với sự nghèo khổ, hoặc giả những người nghèo khổ đã chạy sang thế giới bên kia cả rồi.
Ăn ở với nhau như vậy thì, không những chưa được tử tế cho lắm mà còn... đáng sợ."
(Lời trong phim “Chuyện Tử Tế”)
“Phim của Trần Văn Thủy thường gửi lại trong ký ức ta hình ảnh buồn. Buồn nhưng không thảm. Buồn như một câu hỏi day dứt vì sao lại như thế. Và như thế thì phải làm sao. Phim của Trần Văn Thủy là nỗi buồn lớn.
...Nhiều người cho rằng Trần Văn Thủy là nhà làm phim cách tân. Tôi lại thấy đạo diễn này đi trên con đường sáng tạo nghệ thuật truyền thống. Đúng là “Hà Nội Trong Mắt Ai” (1982), “Chuyện Tử Tế” (1985) đã như những quả bộc phá gây sóng gió trên mặt hồ thu nghệ thuật. Dư chấn của nó ảnh hưởng đến tận giới làm phim quốc tế. Nhưng tính dũng cảm lại là cột sống của nghệ thuật truyền thống. Và hơn thế, nhân vật chính trong phim của Trần Văn Thủy cũng là nhân vật truyền thống: Nhân dân.”
(Nhà báo Vĩnh Quyền)