-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
128,000 đ
Tình trạng:
Hết hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT
Giới thiệu sản phẩm
Ở phần đầu của quyển sách này, chúng tôi kì vọng sẽ giúp độc giả hiểu được khái niệm về "thời điểm" và sự liên hệ của nó đến chỉ số chứng khoán và các cổ phiếu riêng rẽ.
Có thể có một sự thống nhất chung nào về thời điểm thị trường tạo đỉnh hoặc tạo đáy không? Liệu có một công thức toán học hoặc cấu trúc chu kỳ nào có thể vận dụng cho chỉ số chứng khoán hoặc các cổ phiếu riêng rẽ? Liệu các chỉ số thị trường có chuyển động theo các mẫu hình cân xứng - mẫu hình cho thấy vùng có khả năng xuất hiện những điểm đảo chiều tương lai không?
Trong suốt chiều dài lịch sử, loài người đã tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi như vậy. Và một số lượng - nhiều đến mức phải sợ hãi - các nhà phân tích và đầu tư theo trường phái cơ bản - đã tin tưởng một cách mù quáng, không chút nghi ngờ vào việc "những điều này không thể có vì nó không nên có" - câu trả lời cho những câu hỏi trên là "Có".
Điều này đưa đến câu hỏi tiếp theo: "Như thế nào?"
Mục đích của quyển sách này là chỉ ra những điểm đảo chiều như vậy. Câu hỏi thực sự ở đây không phải là liệu có thể xác định thời điểm của các đỉnh và đáy quan trọng trong bất cứ thị trường tài chính nào - các chỉ số chứng khoán, cổ phiếu, hoặc hàng hoá hay không. Đó là điều đương nhiên, và điều này đã được chứng minh rất nhiều lần trong một số lượng khổng lồ những quyển sách - đến nỗi tôi không thể liệt kê đầy đủ ở đây. Đó là những quyển sách đề cập đến các vấn đề chẳng hạn như Nghiên cứu của Gann, Chu kỳ, Thiên văn học, hình học và/hoặc lượng giác thị trường, và hàng loạt các tỷ lệ và công thức toán học khác nhau, tất cả đều hướng về việc xác định thời điểm thị trường.
Định Thời Điểm Thị Trường - Chu Kỳ Và Mẫu Hình Trong Các Chỉ Số Chứng Khoán sẽ tóm tắt và giải thích rõ ràng và cụ thể từng khía cạnh của việc xác định thời điểm thị trường. Sau đó nó sẽ tích hợp các khía cạnh này vào một phép đo lường rất chính xác - phép đo lường về các đáy và đỉnh tiềm năng của thị trường chứng khoán.
Quyển sách này bao gồm 5 tập. Tập một sẽ tập trung chủ yếu vào các chu kỳ của các chỉ số chứng khoán lớn trên thị trường Mỹ, nhưng cũng được đối chiếu với chỉ số thị trường chứng khoán Nikkei Nhật Bản. Tại sao chúng tôi lại chọn thị trường chứng khoán Nhật Bản chứ không phải Châu Âu hoặc các thị trường Viễn Đông khác? Vì các chỉ số chứng khoán lớn ở thị trường Châu Âu có liên kết chặt chẽ - có nhịp điệu giống - với chỉ số chứng khoán Mỹ kể từ nửa sau thế kỉ 20, và một vài thị trường Viễn Đông lại có sự liên kết chặt với chỉ số Nikkei. Hạn chế về mặt thời gian và không gian không cho phép tôi thực hiện nghiên cứu về tất cả các chỉ số quan trọng trên thế giới. Ngoài ra, công ty THNN Toshi Nippou, đã luôn ủng hộ phương pháp đo lường này từ vài năm qua, và do vậy đã giúp tôi đưa nghiên cứu này đến thị trường Nhật Bản, nơi đông đảo các nhà giao dịch, đầu tư, và quản lý quỹ tài ba, họ hiểu và áp dụng rất nhiều trong số những khái niệm độc nhất mà tôi cung cấp. Tôi thật sự hài lòng khi làm việc với một cộng đồng thú vị như vậy trong những năm qua. Tuy nhiên thực tế là chỉ số Nikkei Nhật Bản có biến động khác với chỉ số chứng khoán Mỹ cả về mặt chu kỳ và xu hướng, nhưng không quá khác biệt với những biến động được chỉ ra trong thiên văn học tài chính. Điều này là điều thú vị nhất, và sự khác biệt này sẽ mang đến một phương pháp tìm hiểu tốt hơn về cách xác định thời điểm thị trường của chúng tôi.
Về thị trường chứng khoán Mỹ: Chính xác thì khái niệm "thị trường chứng khoán Mỹ" mà chúng tôi sử dụng trong việc xác định thời điểm là gì? Đó có phải là chỉ số Dow Jones Industrial Averages, chỉ số cấu thành từ 30 công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp không? Chắc chắn chỉ số này là chỉ số được theo dõi phổ biến nhất ngày nay. Nhưng những công ty cấu thành chỉ số này đã thay đổi đáng kể từ 15 năm trước.
Còn chỉ số S&P 500 và S&P 100 thì sao? Đây là một chỉ số lớn và có thể đại diện cho môi trường kinh doanh của Mỹ trong một vài thập kỷ gần đây.
Tuy nhiên có lẽ tốt hơn là ta nên sử dụng chỉ số New York Stock Exchange Index (NYSE), chỉ số cấu thành từ tất cả các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán New York, sàn chứng khoán lớn nhất thế giới. Điều thuận lợi khi sử dụng chỉ số này là nó giải quyết hết tất cả những vấn đề còn tranh luận. Thứ nhất, nó được cấu trúc từ một số lượng rất lớn các cổ phiếu - hơn 7,000 mã. Thứ 2, chỉ số này có độ dài lịch sử đáng kể, mặc dù không được dài như chỉ số DJIA. Thứ 3, khi vận dụng những nghiên cứu thiên văn học để phân tích các cổ phiếu được giao dịch tại phố Wall, tôi thấy rằng: dường như việc sàn giao dịch New York được thành lập có nhiều điểm đáng lưu ý hơn so với các sàn giao dịch khác. Và chỉ số chứng khoán này được đo lường từ các cổ phiếu lưu hành trên sàn New York (trái ngược với AMEX, NASDAQ và các sàn giao dịch khác).
Tuy nhiên một vài người có thể tranh luận là một phân tích về chỉ số chứng khoán tương lai đánh giá chính xác hơn về sự tham gia của công chúng trong một thị trường tăng giá cũng như giảm giá. Vấn đề chủ yếu ở đây là chỉ số chứng khoán tương lai đã không được giao dịch cho tới tận năm 1982, thời điểm này lại trùng với giai đoạn bắt đầu tăng giá mạnh mẽ nhất trong lịch sử chứng khoán Mỹ, xu hướng tăng giá đã kéo dài tròn 15 năm kể từ khi chỉ số tương lai bắt đầu - cho đến khi quyển sách này được viết. Có lẽ ý tưởng về việc chỉ số tương lai có thể phản ánh chính xác về chu kỳ chứng khoán hiện tại cũng đúng phần nào - và những chỉ số này mãi cho đến năm 1982 mới xuất hiện. Quyển sách này sẽ phân tích cả 2 quan điểm - các chu kỳ chứa trong thị trường chứng khoán trước khi chỉ số tương lai xuất hiện, và những chu kỳ xuất hiện khi chỉ số tương lai trở thành một phần chi phối của thị trường chứng khoán thế giới.
Để phân tích các chu kỳ dài hạn, chúng ta phải sử dụng các đồ thị rất dài. Tức là ta sẽ không thể sử dụng các đồ thị chỉ số tương lai trong phân tích chu kỳ dài hạn. Nhưng với các chu kỳ trung hạn (ngắn hơn 4 năm) và ngắn hạn (ngắn hơn 18 tuần), ta chắc chắn có thể so sánh các chỉ số này (chỉ số hiện tại và tương lai) và xem xem liệu có sự khác biệt nào trong các chu kỳ - và sự đối ứng với các chu kỳ thiên văn học. Những hạn chế tương tự cũng đến trong phân tích về chỉ số Nikkei Nhật Bản: độ dài của chỉ số bị giới hạn vì nó được thiết lập chưa đủ lâu. Do vậy hầu hết các tham khảo về thị trường chứng khoán Nhật Bản đều tập trung vào chu kỳ ngắn và trung hạn.
Nào, bây giờ chúng ta hãy bắt đầu hành trình trở lại sâu trong quá khứ, thăm lại những cuộc khủng hoảng và những cú bùng nổ ngoạn mục của thị trường tài chính, sự xuất hiện và ngày càng lặp lại thường xuyên của chúng đặc biệt liên quan đến sự ra đời của một quốc gia mới và cuộc cách mạng công nghiệp. Và chúng ta sẽ xuôi theo dòng lịch sử, trở về với thị trường tài chính những năm gần đây, và xem xem liệu chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những điều đang xảy ra với các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới. Có người nói rằng lịch sử sẽ luôn lặp lại, nhưng không hoàn toàn theo cách cũ. Quyển sách này không phủ nhận quan điểm đó.
Nhà sách online Bookbuy mời các bạn đón đọc.
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá