Thế giới hội nhập và những cơ chế có phần cởi mở, khuyến khích của Việt Nam với việc đầu tư và gia nhập thị trường thế giới, nhiều doanh nhân muốn vươn mình ra biển lớn để cạnh tranh và tự khẳng định. Song chỉ có một số ít trong đó có thể bứt phá khỏi “những lũy tre làng”. Sự thất bại của nhiều doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, lối tư duy dập khuôn, sáo mòn. Họ nhìn thấy những điểm yếu của mình nhưng lại không chịu thay đổi tư duy cá nhân để thực sự giải quyết các vấn đề ấy.
“Tư duy này rất cần cho doanh nhân Việt vì nó phải khác hẳn những gì họ đã học, đã quen và đã tạo sự thành công cho họ ở quê nhà. Tư duy này rất cần vì nó đem lại cho doanh nghiệp sự trung thực và minh bạch, cũng như những chuẩn mực đạo đức kỹ cương, để thành công bền vững. Tư duy này sẽ giúp họ vựơt qua những định kiến sai lầm về thất bại nghèo khó, sáng tạo hay cách giao tiếp với đối tác, khách hàng và đối thủ.
Một thí dụ nhỏ nhoi: nếu bạn hỏi một doanh nhân Việt là làm ngành gì dễ làm nhất trong kinh doanh, có lẽ họ sẽ trả lời là mở quán ăn. Đây lại là một công việc hết sức khó khăn tại Mỹ vì những đòi hỏi về luật lệ, vì sức canh tranh rất cao, vì sự khó tính của khách hàng. Trong khi đó, nếu hỏi một doanh nhân Mỹ là ngành gì dễ thưc hiện nhất khi khởi nghiệp, họ sẽ nói là ngành báo chí, xuất bản…vì hiến pháp Mỹ cấm nhà nước không được động đến ngành nghề này (do đó, bạn không cần phải xin phép để làm).
Tại Mỹ, những quy tắc về quản trị, về quan hệ với quan chức, về tiếp thị, về gây vốn, về pháp lý, về nhân viên, về chất lượng sản phẩm, về phí tổn điều hành… gần như ngược lại tất cả những gì hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Môi trường kinh doanh tại Trung Quốc thì gần gũi hơn với xứ ta, nhưng tôi không nghĩ một doanh nghiệp lớn, nhỏ nào của Việt Nam có thể cạnh tranh hữu hiệu tại sân chơi của họ.” (Alan Phan)
Cuốn sách “Đừng hoang tưởng về biển lớn” – TS Alan Phan là những góc nhìn gần, thực tiễn về "biển lớn", là tập hợp những trải nghiệm được rút ra từ suốt cuộc đời hơn 40 năm bôn ba khắp năm châu làm ăn kinh tế của ông. Vẫn là văn phong sâu lắng, nhưng không kém phần hóm hỉnh, viết về kinh tế mà sinh động, thú vị, chứ không hề cứng nhắc khô khan, vốn đã thân quen với những độc giả “ruột” của Góc nhìn Alan.
“Khi tư duy mình không còn những hoang tưởng hời hợt và những lạc quan phi lý về biển lớn, thì khi đó chúng ta mới đủ bình tĩnh và nghiêm túc để phác họa một chương trình ra khơi thực tế, khả thi.” - Alan Phan
Mục lục
Chương 1: Không ngừng đặt câu hỏi
Chương 2: Đừng hoang tưởng về một thế giới phẳng
Chương 3: 20 câu hỏi dành cho Young Entrepreneurs
Chương 4: Không có bữa ăn nào miễn phí
Chương 5: Sau mỗi thời ký vàng son
Chương 6: Tư bản và dân chủ
Chương 7: Con voi Trung Quốc
Chương 8: Con ve và đàn kiến
Chương 9: Chỉ số hạnh phúc
Chương 10: Khi lãnh tụ biết cười mình
Chương 11: Một người làm quan cả họ được nhờ
Chương 12: Bỏ cuộc trước khi tới đích là thất bại
Chương 13: Những cách mất tiền khi ra biển lớn
Chương 14: Các cuộc chiến sắp xảy ra
Chương 15: Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm
Chương 16: Một cái nhìn khác về con người Alan Phan
Chương 17: Niêm yết sàn Mỹ - Ra biển lớn trước khi có bão
Chương 18: Kẻ cắp gặp bà già
Chương 19: Đầu tư ngoại tệ nào
Chương 20: Giải mã kinh tế ngầm
Chương 21: Việt Nam và Trung Quốc
Chương 22: Những can thiệp vô ích
Chương 23: Nói về đạo đức kinh doanh
Chương 24: Chuyện làm ăn bên Mỹ
Chương 25: Thánh địa của tư bản
Chương 26: Lại nói về vàng
Chương 27: Paris , Gisele và huyền thoại
Chương 28: Cho những người vừa nằm xuống
Về tác giả
Alan Phan
Tác giả 9 cuốn sách Anh Ngữ và Việt ngữ về thị trường mới nổi - Bình luận gia chính cho các tạp chí Vietnam Financial Review, Robb Report, Saigon Times, Vietnamnet, Saigon Tiếp Thị, Doanh Nhân - Giảng viên thỉnh giảng tại các đại học Mỹ và Trung Quốc - Doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc - Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987) - Công ty Hartcourt đạt thị giá US $670 triệu vào năm 1999 - Doanh nhân đầu tiên đưa giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa qua mạng Internet tại Trung Quốc (1997) - Nguyên chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa Fund tại Hồng Kông.
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá