-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
76,500 đ
Tiết kiệm:
13,500 đ (15%)
Giá thị trường: 90,000 đ
Tình trạng:
Hết hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT
Giới thiệu sản phẩm
Giã Biệt Hoang Vu
Cuốn sách tặng những người vô danh
Đúng như tích cách của mình, trên trang bìa lót ít được chú ý của Giã biệt hoang vu, Nguyễn Hàng Tình ghi vài dòng chữ nhỏ: “Tặng người phụ nữ đổ xăng ở Ngã ba Huế (Đà Nẵng), Người đàn bà hái dâu bên sông Thu, và chị bán gà ở cầu thang chợ Đà Lạt”. Tại sao Tình lại tặng Giã biệt hoang vu cho những bà, những chị làm các công việc vô danh như thế? Đọc Giã biệt hoang vu đã cho chúng ta câu trả lời, rằng ngòi bút của Tình luôn hướng về những con người chân chất nhất với các công việc vô danh nhất trong cuộc đời này.
Bản thân Nguyễn Hàng Tình cũng thế, khi nghề báo được xem là một nghề “có địa vị” trong xã hội, thì Tình vẫn xem nghề báo như mọi nghề bình dân “tay làm hàm nhai” khác. Do vậy hơn 15 năm làm báo, Nguyễn Hàng Tình vẫn nhà trọ, cơm bụi như một người nông dân do nhiều hoàn cảnh bị đẩy ra khỏi cánh đồng đi làm thuê trên thành phố.
Trong Giã biệt hoang vu, nhân vật “nổi tiếng” nhất của Nguyễn Hàng Tình, có lẽ là cụ bà người Châu Mạ cả đời sống trong đói nghèo, lạc hậu. Cụ bà rất nổi tiếng bởi có hàng trăm nghệ sĩ nhiếp ảnh từ khắp mọi miền biến bà thành người mẫu bất đắc dĩ để họ “bắn máy ảnh liên thanh” nhằm săn giải thưởng, danh hiệu. Thế nhưng, không đọc Người mẫu ở rừng của Tình, nhiều người không biết rằng, cụ bà nhăn nheo, ốm o mà họ đã thấy được trong nhiều cuộc triển lãm ảnh, trong nhiều cuốn sách ảnh có tên thật là Ka Ơnh ở buôn Rui Dang heo hút trong rừng nằm cách thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng) gần 50km.
Bà Ka Ơnh đã giúp rất nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh kiếm giải thưởng, danh hiệu trong và ngoài nước để đổi lại họ trả công cho bà một ít tiền cải thiện bữa ăn qua ngày. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh đi theo từng đoàn hàng chục người, họ “lạnh lùng” sáng tác trước cơ thể tiều tụy, hằn vết thời gian của bà Ka Ơnh, mà theo Tình thì “rất ít tình người chứ chưa nói đến tình nghệ sĩ”. Tình kết thúc bài viết của mình như một sự dồn nén đầy xót xa: “Chừng tuần sau tôi hay tin bà chết, dĩ nhiên ngay mép rừng Rui Dang đó…”.
Giã biệt hoang vu chia làm ba phần: Những mảnh hồn của núi, Lưu lạc và Trần trụi thở gồm những bút ký đã in trên các báo trong hơn 15 năm đi khắp vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên của Nguyễn Hàng Tình. Những nhân vật, cảnh vật và nhịp sống của vùng đất này được khắc họa với nhiều nuối tiếc. Tất cả mới xuất hiện trong bài viết của Tình liền lùi về dĩ vãng, cảm giác tác giả bất lực trước những đổi thay mà không cách gì cứu vãn được. Những cảnh, người và sự việc trong Giã biệt hoang vu mãi là dĩ vãng sẽ không thể tìm thấy ngoài các trang sách của Nguyễn Hàng Tình.
--- Trích từ báo TT&VH
“Khi đọc, tôi thấy trong tôi núi rừng nổi giận! Tôi như bà già Ka Ơnh còm cõi thí thân trước đám “Nghệ sĩ nhiếp ảnh” đê tiện kia; như con tê giác lạc loài trong rừng Cát Lộc bị bắn hạ và già Điểu K’Giang đã khóc. Và tôi như cây cầu Dran bị triệt phá để bán sắt vụn; như những bức tượng nhà mồ, như bao của báu của bà con Tây Nguyên, và như chiêng ché nằm trong tay bọn gian thương lừa đảo. Lòng tôi như ngôi mộ giữa rừng ma bị khai quật. Cả một quá khứ mồ hôi nước mắt ùa về kêu cứu. Cả một dải Tây Nguyên hùng vĩ, trù mật đang bị móc ruột moi gan. Mẹ Tây Nguyên đang giãy chết trước bầy con mất dạy…”
(Nguyễn Vĩnh Nguyên)
Nhà sách online Bookbuy mời bạn đón đọc.
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá