-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
61,000 đ
Tiết kiệm:
11,000 đ (15%)
Giá thị trường: 72,000 đ
Tình trạng:
Hết hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT
Giới thiệu sản phẩm
Câu chuyện về cóc, chuột nước, chuột chũi... trong tác phẩm Gió qua rặng liễu của nhà văn Kenneth Grahame đã từng làm mê hoặc cả thiếu nhi lẫn người lớn suốt bao thế hệ. Cuốn sách ra đời năm 1908, được coi là cột mốc của văn học thiếu nhi thế giới này vừa được phát hành tại Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Tâm
Những nhân vật chính kỳ lạ trong cuốn sách đã mang đến cho độc giả những cuộc phiêu lưu kỳ cục và đầy hài hước bên bờ sông, trong tòa lâu đài, đập nước... Tác phẩm được mở đầu bằng một “bản đồ cát cứ” của chuột nước, rái cá, chim hoàng yến, chuột chũi, lũ chồn, cả con sông, đập nước và rặng liễu... Hình dung về “địa phận” ấy khiến cho độc giả dễ dàng phân định được những bối cảnh xảy ra trong câu chuyện. Đồng thời cũng hiểu được rằng toàn bộ bối cảnh câu chuyện và nhân vật đều nằm ở bên ngoài, cách xa cuộc sống của con người – bởi dòng chữ “đi thành phố” nằm rất xa cánh đồng hoang của những nhân vật dễ thương trong tác phẩm.
Kenneth Grahame viết Gió qua rặng liễu bằng những ngôn từ trong veo, mượt mà, đầy khám phá và cũng gửi gắm nhiều suy tư của tác giả qua những nhân vật loài vật đã đưa độc giả trở về với đồng cỏ, rừng hoang. Một cảm giác phiêu lưu và trôi bềnh bồng trong những câu chuyện siêu thực, tinh khôi nhưng không thiếu sóng ngầm và những cuộc đấu tranh của những chuột, cóc, lửng... Những sinh vật hoang dã cuối cùng trở thành những người anh hùng vĩ đại của đồng cỏ hoang. Đó là chiến thắng tất yếu và mãnh liệt của những cuộc đấu tranh sinh tồn. Người anh hùng – có thể là những người bình thường nhất, ở một nơi xa lạ nhất...
Gió qua rặng liễu đã từng được chuyển thể thành vở kịch nhan đề Chú cóc và lâu đài cóc, đã được trình diễn suốt nhiều mùa Giáng sinh ở London. Nhà văn Kenneth Grahame từng được biết đến qua hai tác phẩm Thời đại hoàng kim và Những ngày mơ mộng. Hai tác phẩm này từng được xem như là những kiệt tác của văn học những năm đầu thế kỷ XX.
Quế My
(Nguồn: Báo Người Lao Động)
Mời bạn đón đọc.
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá