-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
72,000 đ
Tiết kiệm:
13,000 đ (15%)
Giá thị trường: 85,000 đ
Tình trạng:
Hết hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT
Giới thiệu sản phẩm
Đỗ Kh. Sinh năm 1955 ở Hải Phòng, nguyên quán Nam Định. Lớn lên ở Sài Gòn. 1966, thực tập sinh đánh giày vỉa hè Lê Lợi - Tự Do (ra tới bến tàu). 1975, tốt nghiệp (hạng xoàng) khóa an ninh bảo vệ động bình khang trước cửa Trung tâm 3 Chỉnh hình. Hiện sống ở Mỹ. Đón nhận mọi phản hồi từ bạn đọc.
Cái sướng của người đọc du kí là mình chẳng phải đi đâu, cứ ngồi một chỗ (hoặc trùm chăn, nếu là mùa đông) mà cũng biết được khối chuyện thiên hạ, từ chuyện lạ tới chuyện quen cứ như mình đang phất phơ ở những trời ấy biển ấy đất ấy, gặp những người ấy. Hồi xưa mấy nhà thám hiểm, mấy ông cố đạo đều từng viết du kí, trước để cho vua đọc, sau để thần dân cùng đọc, cùng sướng (hay cùng khổ). Bây giờ thì bạn đang có trên tay một tập du kí, tập Kí sự đi Tây của anh chàng Ðỗ Kh. Anh chàng
Kh. này không phải nhà thám hiểm, cũng không phải cố đạo, những cái “sự” trong tập kí của anh chỉ là những chuyện linh tinh, lòng vòng, có vẻ như không quan trọng gì, ấy vậy mà đọc thấy sướng, nhất là với người chưa được sang Pháp, chưa một lần đến Paris như tôi.
…
Giọng của anh là do cách nhìn cách cảm cách nghĩ cách liên tưởng của anh mà có, nó chọn cho anh được một cách dẫn dắt các câu chuyện thật tự nhiên và đậm vị.
- Nhà thơ Thanh Thảo
Trong Kí sự đi tây, ở tư cách là một người Việt tại Pháp, Đỗ Kh. kể chuyện xứ Tây cho bà con Việt kiều Mỹ. Hài hước nhưng tinh tế, anh so sánh hai thứ văn hoá ngoại lai, Hoa Kỳ và Phá Lăng Xa. Kí sự đi tây, trên thực tế, là đơn đặt hàng của Người Việt, lúc đó là tờ báo ngày của nhiều độc giả ngót nghét ngũ tuần và ít nhiều Pháp học. Dù chưa bao giờ đặt chân đến tháp Eiffel, thì chuyện xứ Tây vẫn còn nguyên quyến rũ.
Mở đầu Kí sự đi tây, tác giả tự hỏi: “Câu chuyện này Tây chứ, tuy có phải là ‘đi Tây’ hay ‘về Tây’ thì tôi không rõ. Tôi là người Cali hay người Paris, người Bolsa hay người Porte d’lvry tôi chẳng biết”. Nó phảng phất tâm trạng của một kẻ không chỉ thuộc về hai nên văn hoá, mà tới ba. Câu hỏi không có trả lời, mãi đến cuối tập ký cũng vậy: Đỗ Kh. không muốn nhốt mình trong một căn cước bất di bất dịch, để được tự do rong chơi giữa nhiều giá trị, nhiều lối sống, nhiều nền văn minh. Để không phân biệt “đi” và “về”, “trong” và “ngoài”.
- Nhà phê bình Đoàn Cầm Thi
Mua sách online tại Bookbuy.vn và nhận nhiều ưu đãi.
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá