Ký Ức Không Quên - The Military Half

35,500 đ

Tiết kiệm: 

6,500 đ (15%)

Giá thị trường: 42,000 đ

Tình trạng: 

Hết hàng

Thông tin & Khuyến mãi

  • Đổi trả hàng trong vòng 7 ngày
  • Sử dụng mỗi 3.000 BBxu để được giảm 10.000đ. Làm sao để lấy BBxu?
  • Freeship nội thành Sài Gòn từ 150.000đ*. Chi tiết tại đây
  • Freeship toàn quốc từ 250.000đ
Trọn bộ {{collection.TotalAllOutOff}} sản phẩm / Còn {{collection.List.length}} sản phẩm có hàng / {{collection.PriceTotalStr}} đ
  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • THÔNG TIN CHI TIẾT

    • Nhà xuất bản: NXB Trẻ
    • Ngày xuất bản: 09/03/2008
    • Nhà phát hành: First News - Trí Việt
    • Kích thước: 14.0 x 20.5 cm
    • Số trang: 311 trang
    • Trọng lượng: 456 gram

    Giới thiệu sản phẩm

    Ký ức không quên của nhà báo Mỹ về chiến tranh VN

     

    Qua góc nhìn của một nhà báo Mỹ từng đến chiến trường miền Nam Việt Nam trong giai đoạn khốc liệt nhất, cuốn "Ký ức không quên" tiếp tục là lời tố cáo hùng hồn về tội ác chiến tranh. Sách do First News và NXB Trẻ phối hợp thực hiện.

     

    Ký ức không quên (tựa gốc: The Military Half) của tác giả Jonathan Schell, một nhà báo phản chiến nổi tiếng của Mỹ vừa phát hành tại Việt Nam, đúng dịp chào mừng ngày 30/4.

     

    Với lợi thế của một nhà báo, Jonathan Schell từng tham gia vào những chuyến máy bay thực địa của quân đội Mỹ khảo sát tình hình chiến trường miền Nam. Từ các bản báo cáo quân sự mà Jonathan Schell có được, những cuộc trò chuyện với các viên chỉ huy và những gì mắt thấy, tai nghe, nhà báo Mỹ góp nhặt nguồn tư liệu xác thực và hãi hùng để bày trên trang viết.

     

    Tác giả khẳng định, sự hủy diệt của quân đội Mỹ đối với miền Nam Việt Nam là nỗi ám ảnh lớn. Những cuộc ném bom như rải thảm, thậm chí bình thản bấm nút thả từng đợt bom có sức hủy diệt cao xuống mặt đất như thể chỉ có cây cỏ, súc vật chứ không phải con người... đã khiến không chỉ Jonathan mà các binh sĩ Mỹ mang cảm giác tội lỗi đè nặng. "Khi về Mỹ, tôi sẽ tự co mình lại và không hề hé răng. Mọi sự việc ở đây tàn bạo quá mức nên sẽ chẳng có ai tin tôi nếu tôi nói đâu...", Sproul, binh nhì từng tham gia chiến trường miền Nam nói về nỗi ám ảnh này. 

     

    Tác giả cuốn Ký ức không quên sinh năm 1943. Ông là một giáo sư và cây bút nổi tiếng với rất nhiều bài báo đăng trên The Nation, The New Yorker. Ông được trao giải Văn chương phi tiểu thuyết Lannan (Lannan Award for Literary Non-Fiction) và nhiều giải thưởng khác vì tinh thần đấu tranh cho hòa bình thế giới và chống chiến tranh hạt nhân.

     

    Theo Evan 28/04/2008

     

     “Họ đã bình thản nhấn nút thả những đợt bom có sức hủy diệt cao như thể dưới mặt đất chỉ là cây cỏ, súc vật chứ không hề có con người… Thậm chí rất nhiều viên phi công khi trở về căn cứ đã trút hết cơ số bom xuống bất kỳ nơi nào.”


     

    Chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm nhưng dư âm và hậu quả của nó vẫn còn đọng lại trên mảnh đất và con người Việt Nam. Sự thật khốc liệt của lịch sử vẫn luôn ám ảnh trong những hồi ký, những tác phẩm về chiến tranh. Đó là những ký ức sống động của chính những người trong cuộc, và đặc biệt trong cuốn sách này là cái nhìn sắc sảo, khách quan, tường tận và đầy tính nhân bản của một báo Mỹ.

    “Trong cuốn sách này, tôi không chủ yếu viết về những người lính trong quân đội Mỹ. Tôi viết về một phần giới hạn của cuộc chiến, viết về sự hủy diệt do quân đội Mỹ gây ra như tôi đã tận mắt nhìn thấy ở miền Nam Việt Nam. Tất cả người Mỹ chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh này, chứ không phải chỉ các binh sĩ cầm súng.”

     

    Đó là lời mở đầu quyển sách The Military Half - Ký Ức Không Quên của Jonathan Schell, một nhà báo Mỹ nổi tiếng và là tác giả của hàng chục quyển sách về chiến tranh.


    NỖI ÁM ẢNH VỀ NHỮNG CUỘC NÉM BOM RẢI THẢM

     

    Trong nhiều tuần lễ đi cùng các đơn vị lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam, điều ám ảnh nhất đối với tác giả là những cuộc ném bom tàn khốc và hành động tàn sát vô tội vạ của quân đội Mỹ đối với thường dân Việt Nam. Ông gọi đó là sự hủy diệt “đến mức tận cùng, không thể nào cứu chữa được”:

    “… Những khung nhà đen xì thoáng hiện ra trong ngọn lửa da cam rực sáng rồi sụp đổ. Cả ba lần máy bay bắn phá mục tiêu đều nhằm vào những đám rẫy và những ngôi nhà còn sót lại...

    … Nhiều khoảnh ruộng giờ đây chỉ còn là những hố bom, những cánh rừng trên sườn đồi đã ngả màu đen kịt và lồi lõm. Trên hai quả đồi liền nhau, đỉnh cao chừng ba mươi mét và chân đồi rộng gần hai trăm mét, bom đã tiêu hủy rừng cây và để lại những hố bom cái nọ chồng lên cái kia. Mỗi loại địa hình, đồi núi, ruộng vườn và sân nhà dường như đều nhận được một lượng bom như nhau…

    … Quân Mỹ đã hủy diệt mọi thứ, nếu họ bị một phát súng ở một làng bắn ra là họ sẽ tiêu diệt cả làng đó… Trong khi mở các cuộc hành quân tàn phá các làng mạc, quân Mỹ đã giết chết rất nhiều thường dân, nên trong con mắt của dân làng, các nhân viên Mỹ phụ trách dân vụ dù có thể hiện thiện ý bao nhiêu chăng nữa cũng không bao giờ có thể “bù đắp lại” được những đau khổ mà người dân phải gánh chịu do quân đội Mỹ gây ra, hoặc có thể xóa bỏ được những việc quân Mỹ đã làm - những hành động tàn nhẫn đến mức tận cùng, không thể nào cứu chữa được.”

     

    CẢM NHẬN VỀ SỰ KIÊN CƯỜNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

     

    “Những điều tôi nghe và thấy - phần lớn liên quan đến sự hủy diệt ở miền Nam Việt Nam - đã giúp tôi phát hiện ra đặc điểm kỳ lạ của cuộc chiến tranh này. Theo thời gian, tôi hiểu ra đó chính là cách đối phó của quân đội Mỹ trước những thực tế đặc thù hết sức đa dạng của cuộc chiến: sự chênh lệch rất xa về quy mô và sức mạnh giữa hai đối thủ; thực tế là người Mỹ đang đánh nhau ở một nơi cách xa nước mình hàng chục nghìn dặm; thực tế là người Mỹ đang ném bom miền Bắc Việt Nam còn người Bắc Việt Nam lại không thể ném bom nước Mỹ; thực tế là người ta chỉ chống trả việc chúng ta ném bom ở miền Nam bằng vũ khí nhỏ; thực tế là binh sĩ Mỹ thường không thể phân biệt giữa thù với bạn hoặc dân thường; … và cuối cùng, một thực tế bao trùm và kỳ quặc là: bề ngoài thì có vẻ như không cố tình, nhưng kỳ thực chính chúng ta đang tàn phá đất nước mà chúng ta cứ nghĩ là đang đến để bảo vệ nó.”

     

    Người dân sống dưới những “thực tế” tàn nhẫn đó là nạn nhân đầu tiên của sức mạnh Hoa Kỳ. Người đọc có thể cảm nhận một cách sống động nỗi đau chiến tranh cũng như sự can đảm, quật cường của nhân dân Việt Nam dưới ngòi bút tinh tế và chân thực của tác giả về những khuôn mặt, hành động của những mẹ già, em bé, những thanh niên, phụ nữ trong những phải lần di tản cấp tốc theo lệnh của quân đội Mỹ:

    “Khi lực lượng tấn công đã đến gần, một người đàn bà vẫn tiếp tục công việc thu nhặt cái gì đó và ôm vào hai cánh tay... Một người đàn ông đứng dưới nước ngập đến đầu gối đang chuẩn bị mọi thứ để ra khơi bên cạnh chiếc thuyền đánh cá, anh ta cũng chẳng ngừng tay, chỉ liếc mắt nhìn lên một thoáng…

     

    … Dân làng bắt đầu làm theo lệnh vì họ đã biết tình hình là phải như thế. Phần lớn dân làng bắt tay vào việc mang vác gồng gánh đồ đạc nhà mình xuống đồi với vẻ mặt lạnh lùng, rắn rỏi… Một phụ nữ trẻ nước mắt chảy dài, dù cố tỏ ra điềm tĩnh, đang cố dồn hết sức lực vào công việc… Tất cả bọn trẻ trên năm, sáu tuổi cũng im lặng chăm chỉ làm công việc của mình mà không chờ cha mẹ bảo...”

     

         MỘT CÁI NHÌN NHÂN BẢN VÀ THỨC TỈNH

     

    Trong vai trò một nhà báo Mỹ, Jonathan Schell cũng có những cảm nhận đau đớn cho những người lính Mỹ tham gia cuộc chiến và cho cả nước Mỹ:

     “Khi tôi nói chuyện với những lính Mỹ chiến đấu ở Việt Nam, tôi luôn cảm thấy đau buồn về những điều người ta ra lệnh cho họ làm và về những điều họ đã làm. Mặt khác, tôi không thể quên được sự thật là những người lính ấy cho rằng họ phải thực thi nhiệm vụ, rằng không có sự lựa chọn nào khác... Nếu như đất nước chúng ta sẩy chân sa vào cuộc chiến vì sai lầm, thì đó không phải là sai lầm của họ. Nếu như việc chúng ta tiếp tục leo thang chiến tranh là tội lỗi, thì tội lỗi đó chắc chắn không chỉ là của riêng mình họ. Nếu như hết thảm họa này đến thảm họa khác ập lên đầu nhân dân Việt Nam, thì những thảm họa đó chính là hậu quả tất yếu của sự can thiệp của chúng ta…”

     

    Và đây là câu nói mà tác giả ghi lại trực tiếp từ một người lính Mỹ, binh nhì Sproul quê ở Texas:

    “Khi về Mỹ, tôi sẽ tự co mình lại và không hề hé răng. Mọi sự việc ở đây tàn bạo quá mức nên sẽ chẳng có ai tin lời tôi đâu. Và tôi cũng không muốn chết vì tức tối nếu cứ cố tìm cách làm cho họ tin những điều tôi nói.”

     

     Chiến tranh là tàn khốc và phi nghĩa, không chỉ đối với nạn nhân mà còn đối với kẻ gây chiến. Điều này một lần nữa được khẳng định trong tác phẩm của Jonathan Schell, như một tiếng nói cho hòa bình và lòng nhân ái.


    First News

     

    Mua sách online tại Bookbuy.vn và nhận nhiều ưu đãi.

  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG

    Bạn cần đăng nhập để có thể bình luận. Đăng nhập tại đây.
    • Chưa có đánh giá

    Đánh giá

    Quý khách lưu ý

    • Với mỗi nhận xét được duyệt, tặng ngay:
      • 200 BBxu cho khách hàng chưa mua hàng tại Bookbuy
      • 400 BBxu cho khách hàng đã từng mua hàng tại Bookbuy
    • Để được duyệt BBxu, nhận xét của bạn cần đáp ứng các điều kiện:
      • Độ dài tối thiểu 100 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
      • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
      • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của sản phẩm.
      • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi mua sản phẩm một cách không cần thiết.

    Đăng ký nhận bản tin

    Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

    {{productItem.Title}}
    {{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
    {{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
    {{productItem.DiscountPercent}} %
    Màu sắc:
    • {{item.Color.Name}}
    Chọn kiểu dáng:
    Size:
    • {{item.Name}}
    {{productItem.HasGift}}
    {{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
    Hàng này không còn
    Báo tôi khi có hàng
    Thêm vào yêu thích