-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
47,500 đ
Tiết kiệm:
8,500 đ (15%)
Giá thị trường: 56,000 đ
Tình trạng:
Hết hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT
Giới thiệu sản phẩm
Tôi tên là Laura, tôi 19 tuổi. Tôi là sinh viên sinh ngữ và tôi buộc phải bán thân để có thể có tiền đi học. Tôi không phải là trường hợp duy nhất. Có lẽ có đến 40 000 nữ sinh khác cũng làm như tôi. Tất cả tiếp nối nhau theo một thứ logic khủng khiếp, cho đến khi tôi thực sự nhận ra rằng mình đã sa ngã.
Laura là một nữ sinh viên năm thứ nhất. Một tối, khi đang lướt web, cô tìm thấy một kiểu rao vặt được xếp vào mục những cuộc gặp gỡ có trả thù lao. Chỉ sau một cú nhấp chuột, cuộc đời Laura đã bị đẩy vào thế giới của quan hệ tình dục trả tiền với lượng khách hàng ngày càng tăng.
Và Lạc lối hay còn là tự sự của một nữ sinh viên kiếm gái gọi, chính là một lời chứng đáng tin cậy và chưa từng có về một hiện tượng đương đại chỉ tăng lên rõ rệt kể từ khi có sự phổ biến của Internet và điện thoại di động. Một cách chân thực và sống động, câu chuyện vén bức màn che phủ cuộc sống trượt dài phía sau giảng đường của một bộ phận các cô gái với ý định ban đầu là bán thân lấy tiền ăn học.
Là tự truyện của một nữ sinh viên ký bút danh Laura D., cuốn sách trở thành một hiện tượng xuất bản ở Pháp năm 2008 với những nội dung gây tranh cãi dư luận sâu sắc.
Hàng năm, ở Pháp, có hơn 40.000 sinh viên cả nam và nữ phải bán thân để có tiền trang trải học phí và các chi tiêu khác ở trường đại học [1]. Con số này ở Mỹ, Nhật… cũng tương đương thậm chí cao hơn nếu tính tỷ lệ trên tổng số sinh viên, còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam vẫn chưa có một thống kê nào đủ tin cậy.
Ngay cả khi không bị coi là phạm pháp, hành động bán thân để có thể tiếp tục theo đuổi mục tiêu học tập của những sinh viên nghèo cũng là một nỗi đau và là vết cắt khúc xạ lại mặt trái của đời sống xã hội trên đường chạy đua tới mục tiêu phát triển. Tự truyện của Laura D. là cái nhìn từ trong cuộc.
Laura D. là con trong một gia đình công chức nghèo. Ngay từ năm học đầu tiên, trụ lại một mình ở thành phố xa lạ, dù không cách xa nơi ở của gia đình bao nhiêu, cô đã phải tự xoay sở để tồn tại và học tập. Laura gần như không còn nhận được thêm một khoản trợ giúp nào, ngoài số tiền mẹ cô đã dành dụm nhiều năm cho con gái, đủ để trả một phần học phí.
Học đại học với chi phí cao ngất so với mức thu nhập của công chức nghèo, đã trở thành giấc mơ quá đỗi xa xỉ. Nhưng tiếp tục theo học bậc đại học lại cũng là con đường chắc chắn để thành công, có địa vị xã hội, và đặc biệt, để có thể theo đuổi niềm đam mê học vấn đích thực. Đây là nghịch lý lớn mà những người lao động tầng lớp dưới trong xã hội phát triển buộc phải trải qua và vượt lên.
Chúng ta đọc để đồng cảm với niềm vui sướng trong trẻo của Laura khi biết tin mình đủ tiêu chuẩn vào đại học - từ trước tới nay, cô chưa phải là một cá nhân thực sự xuất sắc, nhưng cũng rất có thể nếu niềm đam mê học hành được khơi dậy và tiếp sức mạnh mẽ, cô cũng sẽ trở thành một sinh viên tài năng.
Laura đã hạn chế những khoản chi đời sống tới mức tối thiểu, chỉ ăn mì gói, thậm chí là nhịn ăn, tới mức kiệt sức. Cô đi phụ việc ở các quán ăn, trực tổng đài điện thoại... những công việc đơn giản không đòi hỏi kỹ năng được đào tạo, và do vậy thích hợp với sinh viên, nhưng số tiền kiếm được chẳng đáng kể gì so với mức chi phí cho học tập.
Không ít những sinh viên giống như Laura đã chọn "cuộc đời hai mặt" để nuôi dưỡng việc học tập cho tới khi đường hoàng trở thành luật sư, bác sĩ... bởi vì đó chỉ là "giải pháp tình thế". Nhưng sự bất bình đẳng trong tiếp thu giáo dục giữa các tầng lớp xã hội, nỗi đau đớn về mặt tinh thần của những sinh viên nghèo phải trả giá bằng lòng tự tôn để có thể đạt tới thành công, vẫn là bất ổn lớn về mặt văn hóa của xã hội phát triển.
Bù lại những thiệt thòi, kết quả năm học đầu tiên của Laura D. đạt loại khá. Quyết tâm rời bỏ con đường bán mình, cô chuyển tới thủ đô, đăng ký học ở một trường đại học khác và bắt đầu lại, cuộc chiến với những khó khăn như trước, thậm chí lớn hơn, và đòi hỏi nghị lực hơn nhiều lần lúc trước. Nghị lực để thêm một lần chứng minh được phẩm cách cao quý mà cô trót để mất đi.
Trong một đời sống, dù văn minh và hướng tới những mục tiêu tốt lành tới đâu, thì cũng vẫn luôn có những con người, không phải vì nhân cách thấp kém, luôn đứng trước nguy cơ rơi vào cảnh khốn cùng và để mất phẩm giá. Để xóa bỏ tình trạng ấy, điều hữu ích đầu tiên là phải thực sự suy nghĩ về nó.
Khánh Phương
(Nguồn: Báo Tuần Việt Nam)
Mời bạn đón đọc.
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá