-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
56,500 đ
Tiết kiệm:
10,500 đ (15%)
Giá thị trường: 67,000 đ
Tình trạng:
Hết hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT
Giới thiệu sản phẩm
Từ những hành trình của nhà ngoại cảm - Trích báo Sài Gòn Tiếp Thị
Tuy nhiên, đừng nhầm Một thế giới khác (Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn, 2012) của Nguyễn Ngọc Hoài là một cuốn sách mượn chuyện “ma cỏ thần bí” để tạo những pha “giật gân tâm linh”. Ngược lại, nó chống lại sự mê tín và thiên về những trải nghiệm khoa học. Với sự chia sẻ cởi mở về vấn đề bấy lâu bị coi nhạy cảm, nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài mở giúp chúng ta cánh cửa đi vào một thế giới rộng mở. Một thế giới của người âm “đang đồng hành cùng chúng ta thông qua sức mạnh của chính tình yêu thương chứ không gì khác”.
Trước hết, cuốn sách mô tả số phận kỳ lạ và những dẫn dắt đặc biệt trong sự nghiệp của nhà ngoại cảm. Một mối tình đầu đầy hụt hẫng với chàng trai mà mãi về sau, bà mới nhận ra là anh em cùng cha khác mẹ; một bi kịch gia đình được hé lộ qua cuộc chuyện trò với… linh hồn người bố (sự thật, chỉ là bố nuôi). Góc khuất về nguồn gốc được chiếu rọi, làm cho những chấn động tâm lý thêm mạnh mẽ. Khả năng ngoại cảm đến với bà Hoài, ban đầu là thụ động và đầy khủng hoảng, âu lo, về sau là với một sự nhận thức, chủ động và hướng đến lý tính, như khám phá một thứ tri thức khoa học có thể giúp người.
Ở đất nước đã trải qua biết bao máu lửa, thế giới những linh hồn lạc lõng oan khuất được kể qua cuốn sách này cho thấy bi kịch, cảm giác nhớ thương, mất mát và khổ đau không dừng lại với người ở lại, sống sót sau cuộc chiến. Những cuộc áp vong bà Hoài thực hiện công khai tại cơ quan giúp các linh hồn nhập vào xác người thân, chỉ dẫn vị trí từng nắm xương, mảnh sọ, nấm mộ của họ còn nằm lãng quên nơi đất lạnh bụi bờ, đồi nương xa lạ thường đầy nước mắt. Những người âm là liệt sĩ mà nhà ngoại cảm “dẫn” lên trang sách là những dữ liệu đầy ám ảnh, thậm chí rùng rợn. Phía sau nước mắt của các linh hồn, là nỗi u uất bạo tàn của những hố chôn tập thể, những vong linh tủi hờn vì mỏi mòn chờ đợi người thân tìm đến, kể cả những linh hồn phiêu dạt khi nắm xương tàn đã bị lũ cuốn trôi ra biển, không còn tìm thấy. Nhưng, cũng có khi, bà gặp chuyện hài hước như ma giả ma, chuyện các linh hồn liệt sĩ vẫn giữ nề nếp quân kỷ như khi còn sống…
Cuốn sách kể lại hành trình tìm 27 liệt sĩ ở Hàm Thuận Bắc, cuộc tìm mộ liệt sĩ ở Đồng Nai, hành trình người cháu Nguyễn Thái Dương tìm chú là liệt sĩ Trương Triệu Quý 40 năm vùi thây trên rừng Trường Sơn, ông Lê Huy Sơn (Sài Gòn) tìm người anh là liệt sĩ Lê Văn Kỳ 41 năm nằm ở bìa rừng hẻo lánh thuộc tỉnh Quảng Nam, ông Mai Công Hoà tìm anh là liệt sĩ Mai Công Nhiên ở Bắc Trà My – Quảng Nam, hành trình tìm cha của Lương Đoàn Mạnh trên cánh đồng Chum xứ Lào… Có những hành trình tìm mộ đích thân nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài đi cùng. Nhưng cũng có những hành trình tìm mộ đầy màu sắc bí ẩn khi nhà ngoại cảm chỉ ngồi ở Hà Nội, áp vong, trò chuyện với các linh hồn mà vẽ sơ đồ, hoặc qua điện thoại hướng dẫn người thân liệt sĩ tìm chính xác đến từng gốc cây bụi cỏ.
Ngoài câu chuyện của nhà ngoại cảm, cuốn sách còn có các bài viết kể về hành trình tìm mộ của những thân nhân liệt sĩ. Hầu hết, đều là nhân chứng sống và muốn chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ khiến họ thay đổi nhận thức về đời sống.
Sợi tơ giữa tâm linh và mê tín
Vì nhiều nguyên nhân: tư duy thành kiến, duy ý chí trong ứng xử với những giá trị tâm linh… từ lâu ngoại cảm bị đẩy về phía thần bí, thậm chí mê tín dị đoan. Nhà ngoại cảm bị coi là đồng cốt hoặc triệt để xoá sổ, hoặc tôn sùng thái quá. “Tôi thấy khi đến với việc tâm linh, thường người ta rũ bỏ hết đầu óc phản biện vốn dĩ rất cần trong mọi việc ở đời. Người ta ngây thơ, dễ tin đến lạ lùng. Họ dễ có tâm lý tôn sùng những người có năng lực đặc biệt (hoặc giả vờ có năng lực đặc biệt) trong việc giao tiếp với thế giới tâm linh. Họ coi đó là những ông thần bà thánh, bảo sao cũng nghe. Họ cả tin trước mọi lời của người âm mà quên mất rằng, người âm cũng từng là người trần vậy. Tâm tính, trình độ của ta khi còn sống sẽ quyết định đời sống của linh hồn chúng ta. Đó là điều mà bản thân tôi nghiệm ra. Ranh giới giữa tâm linh và mê tín là thế, chỉ như một sợi tơ nhện quá đỗi mỏng manh” (trang 95).
Và, từ những trải nghiệm trong công việc hàng ngày, bà Hoài mong muốn ngoại cảm phải thực sự trở thành một khoa học: “Tôi nghĩ người có khả năng ngoại cảm và người nghiên cứu khoa học ngoại cảm phải dấn thân vì mục tiêu khám phá sự thật. Tôi hiểu hành trình mình đang đi còn rất gian nan”.
Như đã nói, cuốn sách sẽ làm cho không ít người đọc mở đèn khi ngủ. Nhưng sau nỗi sợ thường tình đó, khi bóng đêm trở lại, chúng ta sẽ đối diện thường xuyên hơn với một câu hỏi mang tính phản tư: con người sẽ ra sao khi sự kết thúc của thân xác vật chất này chưa phải là hết?
Nguyễn Vĩnh Nguyên
Mời bạn đón đọc .
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá