Nắng được thì cứ nắng - Phan Khôi: Từ Sông Hương tới Nhân Văn

144,500 đ

Tiết kiệm: 

25,500 đ (15%)

Giá thị trường: 170,000 đ

Tình trạng: 

Hết hàng

Thông tin & Khuyến mãi

  • Đổi trả hàng trong vòng 7 ngày
  • Sử dụng mỗi 3.000 BBxu để được giảm 10.000đ. Làm sao để lấy BBxu?
  • Freeship nội thành Sài Gòn từ 150.000đ*. Chi tiết tại đây
  • Freeship toàn quốc từ 250.000đ
Trọn bộ {{collection.TotalAllOutOff}} sản phẩm / Còn {{collection.List.length}} sản phẩm có hàng / {{collection.PriceTotalStr}} đ
  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • THÔNG TIN CHI TIẾT

    • Nhà xuất bản: NXB Tri Thức
    • Ngày xuất bản: Đang cập nhật
    • Nhà phát hành: NXB Tri Thức
    • Kích thước: 16.0 x 24.0 cm
    • Số trang: 688 trang
    • Trọng lượng: 1,000 gram

    Giới thiệu sản phẩm

    1. Về tác giả:

     

    Phan An Sa là con trai của học giả Phan Khôi. Ông đã luôn ấp ủ dự định viết một cuốn sách về cuộc đời của cha mình, làm sáng tỏ nhiều điều khuất lấp, chưa được biết tới trong cuộc đời học giả Phan Khôi nhưng tới khi về hưu, ông mới có thời gian để làm việc này. Tác giả Phan An Sa đã mất tới 6 năm để hoàn thiện bản thảo cuốn Nắng được thì cứ nắng với hi vọng có thể giúp người đương thời hiểu rõ hơn cuộc đời của cha ông – học giả Phan Khôi, tác gia quan trong của báo chí, văn học, văn hóa tư tưởng Việt Nam suốt các giai đoạn 1900-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1960.

     

    2.Về tác phẩm:

     

    Cuốn sách được chia làm bốn phần: Ông chủ nhiệm báo Sông Hương, Đi về phía Việt Bắc, Nắng được thì cứ nắng, Vĩnh hằng Hợp Thiện – Bạc Hà, đề cập tới tiểu sử của Phan Khôi trong 23 năm cuối đời, từ khi ông sáng lập tuần báo Sông Hương ở Huế cho tới khi ông qua đời tại Hà Nội vào năm 1959. Theo lời tác giả, toàn bộ nội dung của cuốn sách đều dựa vào các trước tác của Phan Khôi đã công bố và chưa công bố, khai thác các nguồn ký ức của các thành viên trong đại gia đình học giả này, nhất là hồi ức của bà Nguyễn Thị Huệ, mẹ tác giả, người phụ nữ luôn ở bên cạnh Phan Khôi từ năm 1934 đến năm 1946 tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Quảng Nam và từ 1955 tới 1959 tại Hà Nội. Nhan đềNắng được thì cứ nắng được đặt theo câu cuối trong bài thơ Nắng chiều của Phan Khôi.

     

    3. Mục lục

     

    Lời giới thiệu

    Mấy lời thưa trước

    Phần thứ nhất: Ông chủ nhiệm báo Sông Hương

    Phần thứ hai: Đi về phía Việt Bắc

    Phần thứ ba: Nắng được thì cứ nắng

    Phần thứ tư: Vĩnh hằng Hợp Thiện - Bạc Hà

     

    4.Bình luận

     

    “Bạn đọc đang cầm trên tay cuốn “NẮNG ĐƯỢC THÌ CỨ NẮNG” là cuốn sách viết về học giả, nhà báo, nhà văn Phan Khôi (1887-1959), là bố đẻ của tác giả Phan An Sa.

     

    Theo tôi, đây là cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin nhất về tác giả Phan Khôi từ trước đến nay, dù sách này chỉ giới hạn ở giai đoạn từ 1936 đến cuối đời ông; nói cho gọn, đây là cuốn sách nói về Phan Khôi từ vai trò chủ nhiệm tuần báo Sông Hương đến vai trò chủ nhiệm tuần báo Nhân Văn, rồi đi vào văn học sử Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tư cách một trong số những tác gia trọng yếu của phong trào Nhân văn – Giai phẩm.

     

    Nếu đi tìm trong hệ thống những sách văn học sử chính thống, những giáo trình đại học xuất bản ở miền Bắc Việt Nam từ 1958 cho đến khá gần đây, bạn đọc đừng ngạc nhiên khi không thấy trong đó nói rằng Phan Khôi là tác gia quan trọng của báo chí, văn học, văn hóa, tư tưởng Việt Nam, suốt các giai đoạn 1900-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1960, mặc dù, trên thực tế Phan Khôi đã có vai trò như thế.

     

    Từ sau khi phong trào Nhân văn – Giai phẩm bị trấn áp (1958), sau khi Phan Khôi qua đời (16/1/1959), di sản trứ thuật của ông không hề được sưu tầm, in lại, sự nghiệp báo chí và văn học của ông không hề được khảo sát nghiên cứu, ngược lại, tên tuổi ông bị cấm nói đến, do đó bị loại trừ ra khỏi các công trình nghiên cứu về các quá trình lịch sử văn học, báo chí, văn hóa, tư tưởng ở Việt Nam thế kỷ XX mà trên thực tế ông đã tham dự; chỉ đôi khi tên tuổi ông được nhắc đến do nằm trong dữ liệu của việc nghiên cứu một vài sự kiện khác, – ví dụ cuộc tranh luận “duy tâm hay duy vật” thời kỳ 1934-1935 – nhưng thường là chỉ nhắc đến với dụng ý phê phán một cách bất công.

     

    Có thể nói, cách đối xử trên đây trong một thời gian dài đối với Phan Khôi và một loạt trí thức, văn nghệ sĩ tên tuổi khác, cùng cảnh ngộ như ông, đã gây thiệt hại không nhỏ cho nguồn di sản văn học, văn hóa, tư tưởng của dân tộc, của đất nước trong quá khứ mà lẽ ra cần phải được gìn giữ và kế thừa. Cách đối xử ấy đã và vẫn còn đang làm mất mát những tác phẩm chứa đựng những giá trị lớn đã được các thế hệ trước sáng tạo ra.”

     

    (Trích Lời giới thiệu của Lại Nguyên Ân in trong cuốn Nắng được thì cứ nắng, Phan An Sa, NXB Tri thức, 2013)

     

    Nhà sách online Mời bạn đón đọc.

  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG

    Bạn cần đăng nhập để có thể bình luận. Đăng nhập tại đây.
    • Chưa có đánh giá

    Đánh giá

    Quý khách lưu ý

    • Với mỗi nhận xét được duyệt, tặng ngay:
      • 200 BBxu cho khách hàng chưa mua hàng tại Bookbuy
      • 400 BBxu cho khách hàng đã từng mua hàng tại Bookbuy
    • Để được duyệt BBxu, nhận xét của bạn cần đáp ứng các điều kiện:
      • Độ dài tối thiểu 100 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
      • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
      • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của sản phẩm.
      • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi mua sản phẩm một cách không cần thiết.

    Đăng ký nhận bản tin

    Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

    {{productItem.Title}}
    {{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
    {{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
    {{productItem.DiscountPercent}} %
    Màu sắc:
    • {{item.Color.Name}}
    Chọn kiểu dáng:
    Size:
    • {{item.Name}}
    {{productItem.HasGift}}
    {{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
    Hàng này không còn
    Báo tôi khi có hàng
    Thêm vào yêu thích