Nhiếp Loại Học - Thiết Lập Con Đường Lý Luận Khai Mở Tuệ Nhãn - Tập 2

168,000 đ

Tiết kiệm: 

30,000 đ (15%)

Giá thị trường: 198,000 đ

Tình trạng: 

Còn hàng

Số lượng:
Số lượng:

Gọi đặt hàng: 

(028) 3820 7153

 hoặc 

0933 109 009

Thông tin & Khuyến mãi

  • Đổi trả hàng trong vòng 7 ngày
  • Sử dụng mỗi 3.000 BBxu để được giảm 10.000đ. Làm sao để lấy BBxu?
  • Freeship nội thành Sài Gòn từ 150.000đ*. Chi tiết tại đây
  • Freeship toàn quốc từ 250.000đ
Trọn bộ {{collection.TotalAllOutOff}} sản phẩm / Còn {{collection.List.length}} sản phẩm có hàng / {{collection.PriceTotalStr}} đ
  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • THÔNG TIN CHI TIẾT

    • Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
    • Ngày xuất bản: 18/03/2025
    • Nhà phát hành: Thái Hà
    • Kích thước: 16.0 x 24.0 x 2.0 cm
    • Số trang: 272 trang
    • Trọng lượng: 250 gram

    Giới thiệu sản phẩm

     Nhiếp Loại Học - Thiết Lập Con Đường Lý Luận

    Khai Mở Tuệ Nhãn - Tập 2

    Nhiếp loại học là tài liệu học tập Triết học Phật giáo. Ngoài ra còn phù hợp với những ai muốn tìm hiểu sâu thêm về Phật giáo, cần tiến sâu hơn vào nội hàm ẩn chứa bên trong.

    Môn Nhiếp Loại Học là một trong những nền tảng giúp chúng ta tích lũy kiến thức và làm quen với thuật ngữ Phật giáo. Môn học này trình bày rõ về Nhân - Quả, pháp Chung và pháp Riêng, đặc biệt nhiều thuật ngữ liên quan đến Bát-nhã. Khi hiểu rõ các thuật ngữ và ý nghĩa của chúng, ta sẽ biết cách áp dụng vào thực hành tu tập một cách đúng đắn.

    Tập sách có độ dài vừa phải, khoảng 300 trang, nhưng chất chứa nội dung phong phú, khúc chiết, được trình bày sinh động, tươi tắn, tự nhiên. Có lẽ nguyên bản được ghi âm lại từ những lần thuyết giảng của Ngài Chusang, một vị Phật sống Vô cùng Cao quý (Tulku Rinpoche), được chuyển dịch sang Việt ngữ rất công phu, suôn sẻ.

    Bản dịch này là phần thứ nhất trong ba phần của Lượng học, tức là Nhiếp loại học: Học để nắm chắc, hiểu rõ đúng theo Kinh để tu tập và hoằng pháp. Đặc biệt trong sách này là chú trọng phương pháp giáo dục gọi là biện kinh, tức là hỏi đáp, hay còn gọi là đàm thoại, trò chuyện trực tiếp.

    Mục lục:

    Chương 8. Pháp chung và pháp riêng

    Chương 9. Mâu thuẫn – không mâu thuẫn

    Chương 10. Mối liên hệ

    Chương 11. Nhân – quả

    Chương 12. Ba thời gian

    Chương 13. Thực pháp và phản pháp

    Chương 14. Phủ định và khẳng định (bác bỏ và thành lập)

    Chương 15. Phủ định tướng – khẳng định tướng

    Chương 16. Ứng thành (mệnh đề đúng không)

    Chương 17. Đối tượng và có đối tượng (cảnh và hữu cảnh)

    Phần kết thúc

    Phụ lục: Các thuật ngữ và định nghĩa

    Cầu nguyện: Pháp trí nguyện

    Trích đoạn nội dung:

    I. ĐỊNH NGHĨA CỦA PHÁP CHUNG

    Định nghĩa của “pháp chung”: Pháp luôn theo sau những gì là nó རང་གི་གསལ་བ་ལ་རྗེས་སུ་འགྲོ་བའི་ཆོས། སྤྱིའི་མཚན་ཉིད།

    Thông thường, pháp chung là các pháp lớn hơn những gì là nó, còn những pháp nhỏ hơn nó là pháp riêng.

    Trong định nghĩa trên có hai ý: (1) Những gì là nó và (2) Pháp luôn theo sau.

    Những gì là nó

    Nghĩa là các pháp: (1) Vừa là nó, (2) Vừa nhỏ hơn nó.

    Pháp luôn theo sau

    Ở đây có hai ý: (1) Nếu có pháp riêng nhỏ hơn nó thì nhất thiết phải có pháp chung lớn hơn. Nhưng ngược lại, (2) Nếu có pháp chung lớn hơn thì không nhất thiết phải có pháp riêng nhỏ hơn. Ví dụ: Cái bình và vật chất. Cái bình là pháp riêng của vật chất, cho nên vật chất luôn theo sau cái bình. Vì sao? Vì nếu có cái bình thì nhất thiết có vật chất. Nếu có vật chất thì không nhất thiết có cái bình.

    Pháp chung luôn lớn hơn và pháp riêng luôn nhỏ hơn. Ví dụ: Người Việt Nam và con người. Người Việt Nam là pháp nhỏ hơn, con người là pháp lớn hơn và biến trùm khắp tất cả. Con người là tổng thể, người Việt Nam là một phần riêng trong số con người. Cho nên người Việt Nam là pháp riêng, con người là pháp chung. Con người là pháp luôn theo sau người Việt Nam. Vì sao? Vì nếu có người Việt Nam thì nhất thiết có con người, nhưng nếu có con người thì không nhất thiết có người Việt Nam. Phải hiểu nghĩa của cụm từ “pháp luôn theo sau” là như vậy.

    Định nghĩa của pháp chung phải là “pháp luôn theo sau những gì là nó” thì mới đúng. Nếu chỉ nói một vế “pháp luôn theo sau” thì sẽ không đúng. Hoặc nói pháp luôn theo sau một pháp bất kỳ thì cũng không chính xác. Chẳng hạn pháp đó (pháp riêng) phải nhỏ hơn pháp đi theo (pháp chung) thì mới chính xác. Ví dụ, vật chất và vô thường luôn theo sau lẫn nhau. Vật chất luôn theo sau vô thường và ngược lại, nhưng nó không phải là “pháp luôn theo sau những gì là nó”. Vì sao? Vì hai pháp này đồng nghĩa, lực của hai pháp này ngang nhau cho nên nó không thể “luôn theo sau những gì là nó”. Lực của nó phải lớn hơn lực của những pháp mà nó theo sau. Pháp chung phải lớn, pháp riêng phải nhỏ hơn.

    Cở sở minh họa của pháp chung, ví dụ như vật chất. Vật chất là pháp chung. Vì sao? Vì nó có pháp riêng. Nếu nó không có pháp riêng thì không thể gọi nó là pháp chung. Vật chất có những pháp nhỏ hơn nó, ví dụ như bình, cột, sắc, âm thanh… Các pháp này là pháp riêng của vật chất vì vật chất luôn theo sau các pháp này. Nếu có bình, cột, sắc, âm thanh… thì nhất thiết có vật chất; Nếu không có vật chất thì nhất thiết không có bình, cột, sắc, âm thanh… nhưng ngược lại, nếu có vật chất thì không nhất thiết có bình, cột, sắc, âm thanh… Đây là cách để hiểu và áp dụng cho tất cả các pháp chung và pháp riêng.

    Tác giả:

    Ngài là tái sinh của Chusang Rinpoche đời thứ 3, Thupten Sherab Tenpë Gyaltsen. Từ năm 1990, Ngài tu học dưới sự chỉ dạy của tôn sư Yer Khensur Yeshe Jampa, bắt đầu nghiên cứu các môn học nội điển và Triết học Phật giáo như Nhiếp loại học và Tâm thức học.

    Năm 2013, Ngài hoàn thành chương trình tiến sĩ Mật điển và đạt thủ khoa Ngakrampa. Ngài tiếp tục giảng dạy triết học và truyền trao kiến thức Phật giáo cho các thế hệ Tăng trẻ. Ngoài giảng dạy Triết học, Ngài còn dạy các lớp văn học Tây Tạng, lịch sử các bậc tu chứng “Namthar” và các môn học liên quan đến Mật điển, đồng thời soạn tác, luận giải các bộ Luận lớn.

    Trong nhiều năm liền, Ngài thọ học Lamrim, thọ Quán Đảnh và nhận khẩu truyền trực tiếp từ Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài Shung Dhakpa Tritrul Rinpoche và hơn 30 vị Đạo Sư khác nhau. Trong thời gian giảng dạy và tu học, Ngài thường dùng thời gian nghỉ để nhập thất.

    Từ năm 2013 đến nay, Ngài thường xuyên đi nước ngoài truyền giảng Giáo Pháp cho Phật tử hữu duyên trên khắp thế giới.

     

    Mua sách online tại Bookbuy.vn và nhận nhiều ưu đãi.

  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG

    Bạn cần đăng nhập để có thể bình luận. Đăng nhập tại đây.
    • Chưa có đánh giá

    Đánh giá

    Quý khách lưu ý

    • Với mỗi nhận xét được duyệt, tặng ngay:
      • 200 BBxu cho khách hàng chưa mua hàng tại Bookbuy
      • 400 BBxu cho khách hàng đã từng mua hàng tại Bookbuy
    • Để được duyệt BBxu, nhận xét của bạn cần đáp ứng các điều kiện:
      • Độ dài tối thiểu 100 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
      • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
      • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của sản phẩm.
      • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi mua sản phẩm một cách không cần thiết.

    Đăng ký nhận bản tin

    Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

    {{productItem.Title}}
    {{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
    {{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
    {{productItem.DiscountPercent}} %
    Màu sắc:
    • {{item.Color.Name}}
    Chọn kiểu dáng:
    Size:
    • {{item.Name}}
    {{productItem.HasGift}}
    {{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
    Hàng này không còn
    Báo tôi khi có hàng
    Thêm vào yêu thích