-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
60,000 đ
Tiết kiệm:
11,000 đ (15%)
Giá thị trường: 71,000 đ
Tình trạng:
Hết hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT
Giới thiệu sản phẩm
Hiện nay trên thị trường sách nước ta đã xuất bản rất nhiều sách viết về phong thuỷ với hình thức khá đẹp và chủng loại cũng khá phong phú. Tuy nhiên hầu hết nội dung của chúng vẫn na ná giống nhau, chỉ dừng lại cở mức độ đơn giản là xác định mệnh cung phối hướng và 24 cung của vòng Phúc đức. Cũng có một vài cuốn đi sâu hơn đã trình bày thêm về phần thuỷ pháp nhưng rất tiếc do sự hạn chế của trình độ chuyên môn, lại thiếu tài liệu tham khảo nên có nhiều sự nhầm lẫn. Đặc biệt do không biết đến thuỷ pháp dương cơ nên đã lấy thủy pháp âm phần thay thế, họ không biết rằng giữa thuỷ pháp dương cơ và thuỷ pháp trường sinh của âm phần là 2 lĩnh vực ứng dụng khác nhau, không thể lấy cái này thay thế cho cái kia.
Cũng chính vì sự đơn giản hoá tri thức của khoa Phong thuỷ cộng thêm một phần hiểu sai như đã nói trên đã khiến cho nhiều người nhất là giới trí thức đánh giá về khoa Phong thuỷ như là một môn học đơn giản thuần tuý và chất phác, một môn học của chủ nghĩa thống kê và kinh nghiệm.
Thực ra thì Phong thuỷ là một môn khoa học đồ sộ, khá phức tạp và chặt chẽ, dựa trên những tiên đề, những nguyên lý khoa học cụ thể - lẽ dĩ nhiên là những tiên đề của triết học phương Đông. Chỉ xét dưới góc độ lịch sử thì khoa Phong thủy đã ra đời và tồn tại cách đây cả vài ngàn năm, đã trải qua bao biến cố thăng trầm, khi lên khi xuống, khi trọng khi khinh, thậm chí có những thời kỳ đó nó vẫn tồn tại và được nhiều tầng lớp nhân dân đón nhận. Vậy một môn học có sức sống và tồn tại hàng ngàn năm cùng với sự tồn tại của xã hội loài người phải chăng trong đó không hề chứa đựng những nhân tố hợp lý, những hạt nhân khoa học? Ai đó đã nói rằng "Tồn tại là hợp lý". Nếu chúng ta thừa nhận rằng "Thiên nhân cảm ứng", thừa nhận vị trí và sự tồn tại của con người trong tự nhiên, trong đó con người là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, là một ngôi giữa trời và đất thì không thể không thừa nhận sự tác động của trời đất đến con người.
Nhà cửa - nơi con người cư trú hàng ngày phải chịu sự tác động của bức xạ vũ trụ, đồng thời lại phải chịu sự tác động của Địa trường trái đất, vì vậy phong thủy nhà ở có một giá trị ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và đời sống của con người. Sự hấp thụ Bức xạ vũ trụ và sóng Địa từ của trái đất được thông qua Hình thể ngoại quan và cấu trúc Nội thể của ngôi nhà. Do đó khi xem xét phong thuỷ của ngôi nhà để định tốt xấu đâu chỉ đơn giản là việc xác định ngôi nhà đó có hợp hướng với Mênh chủ (người chủ nhà) hay không, mà rộng hay hẹp, vuông vắn hay lồi lõm, khuyết hãm. Ngôi nhà đó cửa cổng đặt ở đâu, có hấp thụ được phương sinh, khí hay không, cửa đó đón được vận khí nào. Lại phải xét đến cấu trúc Nội thể của công trình xem bếp đặt ở đâu, bàn thờ, phòng ngủ, cầu thang, khu WC đặt ở chỗ nào, có hợp với vùng phân bổ địa khí hay không, khu vực nào là khu vực tụ sát, rồi đường nước ăn, nước thải ở đâu, có hợp cách không, v.v...
Trong mấy chục năm nghiên cứu và thực tiễn cũng từng thấy nhiều nhà vi phạm nguyên tắc Phong thuỷ, bố trí kiến trúc không đúng với phân bổ đại trường mà cả gia đình suốt đời gặp tai hoạ, vợ chồng con cái quanh năm ốm đau, kinh tế suy thoái thất thoát. Lại có những người đang làm ăn phát đạt, công việc rất có triển vọng chỉ vì xây nhà mới phạm phải những điều đại kỵ của khoa Phong thuỷ mà vỡ lở, đổ bể dẫn tới phá sản, tiêu vong cả tiền đồ cơ nghiệp.
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần I Những nguyên lý phong thuỷ
Chương 1: Khái luận chung
Chương 2: Môi trường phong thuỷ - tứ linh
Chương 3: Định hướng, định vị và mệnh trạch cung
Chương 4: Khí và khí trường
Chương 5: Cửu cung trạch vận
Chương 6: Số đo và tỉ lệ trong phong thuỷ
Phần II. Phong thuỷ với nhà ở
Chương 7: Dương cơ ngũ yếu (5 yếu tố cơ bản của dương cơ)
Chương 8: Phong thuỷ với cấu trúc ngoại thể của công trình
Chương 9: Khai môn - nghệ thuật phân cung điểm thần sát
Chương 10: Nhị thập tứ cung thức đức phối đại môn
Chương 11: Cầu thang và hành lang dẫn khí
Chương 12: Phòng ngủ của người lớn và trẻ em
Chương 13: Phòng thờ, một góc tâm linh của người Việt
Chương 14: Bếp và phòng ăn
Chương 15: Công trình phụ, giếng trời (thiên tỉnh) và lôgia
Chương 16: Để nước, bể phốt và đường cấp thoát nước
Chương 17: Phong thuỷ sân vườn
Phần III Phong thuỷ văn phong và công sở
Chương 18: Vị trí, hướng ngồi của giám đốc và nhân viên
Chương 19: Xác định bức xạ điện trường từ những thiết bị văn phòng (ảnh hưởng trong vùng khí trường)
Phần IV Phong thuỷ ứng dụng
Chương 20: Nguyên khí phân bổ trong vùng khí trường
Phần V Mục lục
Mời bạn đón đọc.
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá