Quản Lý 80/20 - Mười Cách Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Hoàn Hảo

58,500 đ

Tiết kiệm: 

10,500 đ (15%)

Giá thị trường: 69,000 đ

Tình trạng: 

Hết hàng

Thông tin & Khuyến mãi

  • Đổi trả hàng trong vòng 7 ngày
  • Sử dụng mỗi 3.000 BBxu để được giảm 10.000đ. Làm sao để lấy BBxu?
  • Freeship nội thành Sài Gòn từ 150.000đ*. Chi tiết tại đây
  • Freeship toàn quốc từ 250.000đ
Trọn bộ {{collection.TotalAllOutOff}} sản phẩm / Còn {{collection.List.length}} sản phẩm có hàng / {{collection.PriceTotalStr}} đ
  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • THÔNG TIN CHI TIẾT

    • Nhà xuất bản: Nxb Từ điển Bách Khoa
    • Ngày xuất bản: 07/06/2014
    • Nhà phát hành: Thái Hà
    • Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
    • Số trang: 291 trang
    • Trọng lượng: 320 gram

    Giới thiệu sản phẩm

    Khi công việc thoải mái, cuộc sống sẽ vui vẻ!

    Khi công việc là nghĩa vụ, cuộc sống sẽ như tù đày.

    (The Lower Depths, Maxim Gorky)

     

    Bạn muốn đơn giản hóa công việc và cuộc sống của mình? Khối lương công việc bạn phải đối mặt lớn đến nỗi bạn thường chậm tiến độ? Dường như công việc kiểm soát bạn, chứ không phải ngược lại?

     

    Nếu vậy, bạn không phải là người duy nhất. Rất nhiều nhà quản lý – đặc biệt là trong các giai đoạn khó khăn này – cảm thấy như vậy.

     

    Nhưng có một giải pháp, và giải pháp đó không chỉ cải thiện kết quả của bạn theo cấp số nhân mà còn giúp bạn đạt được điều đó bằng cách làm việc “ít chăm chỉ hơn”.

     

    Đúng vậy.

     

    Câu trả lời là trở thành một người quản lý hiệu quả hơn. Và cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn cách làm điều đó. Nó cũng sẽ chỉ cho bạn cách tận hưởng công việc và xây dựng một sự nghiệp hoàn thiện mà không bị căng thẳng hay phải làm thêm giờ. Và cách để đạt được những mục tiêu xa hơn những gì bạn đang làm hiện tại mà không phải chối bỏ bản thân, hay nói dối gia đình và bạn bè.

     

    Bằng cách nào để làm tất cả những điều này?

     

    Hầu hết các công ty và chắc chắn là gần như tất cả những người quản lý đều tập trung vào đầu vào hơn là đầu ra. Họ nhìn vào các quy trình – 1001 nhiệm vụ mà bạn phải làm hàng tuần. Tuy vậy họ nên nhìn vào kết quả – đặc biệt là những gì cho ra kết quả tốt nhất. Nhưng vì cuốn sách này sẽ chỉ ra điều đó nên khi bạn thực sự soi xét điều gì cho ra kết quả tốt, thì câu trả lời rất đáng ngạc nhiên

     

    Như bạn sẽ khám phá ra, thì hầu hết các kết quả tốt có được thông qua các hành động và năng lượng tương đối nhỏ. Nhưng sự đầu tư nhỏ cho ra kết quả lớn thường bị lấp đi bởi sự đầu tư lớn cho ra một vài kết quả tốt, và rất nhiều kết quả tồi tệ. Các công ty và người quản lý thường nhìn vào các con số trung bình, chứ không phải các phần bên ngoài và các giới hạn cực đoan. Nhưng thật đáng ngạc nhiên là những điều đó mới thực sự quan trọng.

     

    Ưu điểm của cuốn sách này là nó cực kỳ thực tế. Bạn sẽ bắt đầu áp dụng những bài học ngay sau khi đọc chúng. Bạn đã sẵn sàng đưa cuộc sống và công việc lên mức tiếp theo chưa?

     

    Điểm nổi trội của Nguyên lý 80/20 là rất phản trực quan. Còn điểm nổi trội của Richard Koch là anh biến thứ phản trực quan trở nên rất dễ

     

    Đồng thời, để hiểu được rằng trong khi Richard khiến việc đạt thành tựu lớn trở nên dễ dàng nhất có thể là việc rất cần thiết, bạn sẽ không thể đạt được các mục tiêu vĩ đại mà không có sự cố gắng phi thường. Vấn đề ở đây là sự cố gắng phi thường này không nhất thiết phải lặp đi lặp lại. Nó không nhất thiết phải phá hủy tâm hồn. Nó không nhất thiết phải đi ngược lại với các giá trị của bạn. Nó không nhất thiết phải khiến bạn mạo hiểm đánh đổi chính mình hay người mình yêu thương. Mà thật ra, tất cả những điều này cho thấy bạn đang đi sai hướng.

     

    Sự cố gắng phi thường mà cuốn sách này khuyến khích nằm ở trong tâm trí. Bạn đã sẵn sàng để nghĩ theo một cách mới, ở một mức độ mới chưa? Nếu đã sẵn sàng, hãy chuẩn bị tinh thần ngồi dưới chân của một trong những bậc thầy. Anh ta sẽ dạy bạn cách sử dụng các đòn bẩy hiệu quả nhất mà bạn có, bao gồm rất nhiều thứ bạn nghĩ rằng nằm ngoài tầm với của mình.

     

    Nếu bạn áp dụng những thứ học được trong cuốn sách này vào thực hành, bạn sẽ thấy đó là nỗ lực thú vị nhất mà mình đã từng bỏ ra, không chỉ dành cho bạn mà còn cho cả những người xung quanh nữa. Khi được tiếp nhận đúng cách, Nguyên lý 80/20 sẽ cải thiện cuộc sống cho tất cả mọi người.

     

    Tôi đã rất thích thú theo dõi cuốn sách này phát triển, và đó là một đặc quyền để được nhìn Richard làm việc, xem các ý tưởng của anh phát triển và quan sát niềm đam mê giúp đỡ bạn, giúp đỡ độc giả của anh. Đây là một cuốn sách sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn và nó sẽ dẫn lối để bạn giúp đỡ người khác có được cuộc sống tốt nhất.

     

    Đọc cuốn sách, bạn sẽ thích nó. Áp dụng cuốn sách vào cuộc sống, bạn sẽ thấy nó làm thay đổi cuộc sống của mình.

     

    Mọi người đều muốn làm việc cho một nhà quản lý 80/20.

     

    Chẳng phải đã đến lúc bạn trở thành một nhà quản lý như vậy sao?”

     

     

    Về tác giả

     

    Richard John Koch (sinh 28 tháng 7 năm 1950 tại London) là một người Anh tác giả, diễn giả, và nhà đầu tư, và một cựu chuyên gia tư vấn quản lý và doanh nhân. Ông đã viết hơn hai mươi cuốn sách về kinh doanh và ý tưởng, bao gồm Nguyên lý 80/20, làm thế nào để áp dụng các nguyên tắc Pareto trong quản lý và đời sống.

     

    Koch tới trường Windsor Ngữ pháp và tham dự Đại học Oxford, nhận bằng cử nhân (danh dự hạng nhất) trong lịch sử hiện đại vào năm 1971. Ông nghiên cứu kinh doanh tại Wharton School thuộc Đại học Pennsylvania, nhận bằng MBA danh trong năm 1975.

     

    Từ năm 1976 đến 1980, ông làm việc như một nhà tư vấn tại The Boston Consulting Group , và tại Bain & Company 1980-1983, trở thành một đối tác trong năm 1981. Năm 1983, ông đồng sáng lập Quan hệ Đối tác LEK. Năm 1990, ông nghỉ hưu để viết sách và thực hiện đầu tư cổ phần tư nhân.

     

     

    Trích đoạn

     

    “Nguyên lý 80/20 là gì?

     

    Đó là việc quan sát một số ít các sự kiện sẽ gây ra các ảnh hưởng lớn. Hầu hết các kết quả bắt nguồn từ một vài lý do. Một lượng lớn đầu ra đến từ một lượng nhỏ đầu vào. Phần lớn các kết quả có được là từ công sức và năng lượng bỏ ra rất ít.

     

    Ta có thể thấy rằng 80% hậu quả bị gây ra bởi 20% nguyên nhân, hay 80% đầu ra đến từ 20% đầu vào, hoặc 80% kết quả có được từ 20% công sức. Thông thường, 20% vận động viên chuyên nghiệp sẽ giành được 80% – hoặc hơn thế – các giải thưởng. Bạn sẽ mặc 20% – hoặc ít hơn – số trang phục của mình trong 80 % thời gian. Chỉ 20% số trộm sẽ thoát được với 80% số của cải bị ăn cắp. Chỉ 20% số chuyến đi bằng ô tô của bạn sẽ chiếm 80% tổng số quãng đường của bạn. Chỉ 20% thời gian của bạn sẽ tạo ra 80% các kết quả hữu ích. Và 20% trong số các quyết định của bạn sẽ dẫn đến 80% thành công và hạnh phúc – hoặc ngược lại.

     

    Khi thu thập dữ liệu và kiểm chứng Nguyên lý 80/20, chúng tôi phát hiện ra rằng hầu hết các đầu ra thường đến từ một số ít đầu vào.

     

    Điểm tuyệt vời của Nguyên lý này là rất ít thứ thực sự có ý nghĩa, nhưng những thứ có ý nghĩa lại thường mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Điều đó có nghĩa là hầu hết chúng ta không sống một cuộc sống hoặc xây dựng sự nghiệp hợp lý, vì chúng ta không biết được rằng chỉ một vài đầu vào là cực kỳ quan trọng. Cuộc sống – đặc biệt là ở nơi công sở – khiến ta theo đuổi vô số mục tiêu không liên quan, khiến ta mất sức mà không thực sự đạt được điều mong muốn.

     

    Giá trị thực sự của Nguyên lý 80/20 là giúp ta xác định một số ít hoạt động mà ta nên theo đuổi vì chúng sẽ dẫn đến những kết quả vĩ đại.

     

    Hãy làm rõ một điều. Nguyên lý không phải là một giả thuyết, không ai nằm mơ ra nó cả. Nó được hình thành thông qua quan sát – từ kiểm tra mối quan hệ giữa một số lượng các nguyên nhân, được biểu hiện dưới dạng phần trăm, và một số lượng các kết quả, cũng được biểu hiện dưới dạng phần trăm. Sự quan sát này giúp làm sáng tỏ vì chúng tôi phát hiện ra rằng một vài nguyên nhân – cách tiếp cận, phương thức, quyết định, sự kiện tự nhiên, sản phẩm, công nghệ, loại người, loại hành vi hay bất cứ tài nguyên nào – đều dẫn đến các kết quả khổng lồ khi so sánh với số nguyên nhân hay nỗ lực bỏ ra.

     

    Nguyên lý này giúp ta có thể tập trung vào các nguyên nhân tốt, loại bỏ các nguyên nhân xấu và quên đi các nguyên nhân chung chung và không có sức nặng, dù cho chúng có vẻ thu hút nhưng chỉ dẫn đến sự hỗn loạn.

     

    Một ví dụ điển hình là, như tác giả Walter Isaacson đã nói rõ trong cuốn tiểu sử về người sáng lập Apple, Steve Jobs liên tục tập trung vào một vài sản phẩm và tính năng cốt lõi – các tính năng sẽ được sử dụng nhiều nhất – và bỏ qua mọi thứ khác.Vào năm 1997, khi Jobs tái điều hành Apple, thì công ty đã gần như phá sản, với lượng tiền chỉ đủ dùng trong vòng năm tuần. Nhưng Jobs “bắt đầu thẳng tay gạch bỏ các mẫu và sản phẩm. Ông đã nhanh chóng loại đi 70% các sản phẩm. “Các bạn rất thông minh”, ông nói với một nhóm. “Các bạn không nên phí thời gian vào những sản phẩm vớ vẩn như vậy.”” Và cứ như thế Apple đã bỏ đi các sản phẩm không có tính năng cốt lõi, bao gồm máy in, máy chủ, và thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân Newton[1], với hệ thống nhận diện chữ viết tay đầy lỗi. Bằng cách tập trung vào 30% sản phẩm sinh lợi nhuận, và bỏ đi 70% làm công ty thất thoát, Jobs đã cứu được công ty.

     

    Khi đã xác định được các sản phẩm cốt lõi, Jobs bắt đầu áp dụng Nguyên lý vào các tính năng của chúng. Lấy iPod làm ví dụ, tại sao nó lại thành công đến vậy? Câu trả lời rất đơn giản:

     

    Apple đã nghiên cứu các máy nghe nhạc mp3 và phát hiện ra 20% các tính năng được 80% người dùng thực sự sử dụng, và sau đó họ đã tìm ra cách để lồng ghép các tính năng đó tốt hơn bất cứ hãng nào khác. Bằng cách loại bỏ đống tính năng không ai sử dụng và tập trung tất cả nỗ lực vào những tính năng thực sự quan trọng để vượt xa các hãng khác, Apple đã tạo nên một máy nghe nhạc mp3 đẳng cấp toàn cầu, chiếm một thị phần khổng lồ cho đến nay.

     

    Khi Apple ra mắt chiếc iPhone, nhiều người đánh giá ban đầu không đề cao vì nó thiếu quá nhiều tính năng so với chiếc BlackBerry, ví dụ như một bàn phím bên ngoài. Nhưng đó chính là mục đích của Apple. Khi ý tưởng về một chiếc điện thoại của Apple được đưa ra, Jobs nói, “Chúng tôi ngồi và nói về việc mình ghét cái điện thoại của mình như thế nào. Chúng quá rắc rối. Chúng có các tính năng mà chẳng ai biết, bao gồm cả danh bạ. Nó quá cổ lỗ.” Ngược lại, chiếc iPhone tập trung vào 20% được mọi người sử dụng 80% thời gian, biến các tính năng đó trở nên dễ dùng và giới thiệu chúng trong một sản phẩm mỏng và nhẹ hơn mọi sản phẩm của đối thủ.

     

    Kể cả khi đó, nhiều nhà phê bình dự đoán rằng chiếc iPhone với giá 500 đô sẽ là một thảm họa. “Nó là chiếc điện thoại đắt nhất thế giới”, CEO của Microsoft, Steve Ballmer, phát biểu trên CNBC, “và nó không thu hút các khách hàng là doanh nhân vì nó không có bàn phím.” Ở một mức độ nào đó, sự bảo thủ của Ballmer được sinh ra từ doanh số: đến cuối năm 2011, 100 triệu chiếc iPhone đã được bán, đem lại cho Apple 4% thị phần điện thoại di động toàn cầu. Nhưng, bằng cách bán một số lượng tương đối nhỏ sản phẩm với giá tương đối cao, Apple kiếm được hơn 50% trong tổng số lợi nhuận thu về của các nhà sản xuất điện thoại di động (một hình mẫu 4/50).

     

    Nguyên lý được áp dụng không chỉ với sản phẩm và tính năng, mà còn cả với khách hàng, các hoạt động, thời gian làm việc và thời gian ngoài văn phòng, với sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Hãy tự hỏi bản thân, lấy ví dụ, tình bạn với ai có giá trị nhất. Số bạn bè đó chắc sẽ khá ít – chắc chắn là dưới 20% tổng số bạn bè của bạn – nhưng họ đóng góp phần lớn hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc đời bạn. Nhưng sự thật đáng buồn là hầu hết chúng ta dành nhiều thời gian với bạn bè, hàng xóm và người quen xã giao hơn là với những người có ý nghĩa nhiều nhất với chúng ta. Tương tự như vậy, nếu bạn hỏi một ai đó về những điều khiến họ khổ sở, họ thường trả lời với một danh sách rất ngắn. Vậy chẳng phải thật đáng tiếc hay sao khi rất ít người trong số chúng ta có thể quyết tâm loại bỏ số ít nguyên nhân gây buồn phiền đó?

     

    Một khi chúng ta hiểu được số lượng ít ỏi những điều khiến ta hạnh phúc và hữu ích nhất, Nguyên lý giúp ta lặp lại, nhân rộng và khiến cho những việc ta muốn xảy ra tới nhanh hơn. Và nó cho ta thấy cách loại bỏ những thứ khiến ta đi lòng vòng.

     

    Nguồn gốc của Nguyên lý 80/20

     

    Ý tưởng này – ngoại trừ biệt danh “80/20” – xuất phát từ một nhà kinh tế học người Ý làm việc tại Đại Học Lausanne vào cuối thế kỷ 19. Giáo sư Vilfredo Pareto nghiên cứu về hình mẫu của sự giàu có tại Anh và nhận ra rằng tất cả các dữ liệu ông thu thập được đều cho thấy các kiểu mẫu phân chia bất bình đẳng giống hệt nhau. Bất kể là nghiên cứu về số liệu từ thế kỷ 16, thể kỷ 19 hay bất cứ giai đoạn nào, một lượng nhỏ dân số luôn luôn sở hữu một lượng lớn trong tổng số của cải. Tiếp đó, Pareto bắt đầu phân tích các đất nước khác, và ông rất ngạc nhiên khi Ý, Thụy Sỹ và Đức đều theo một kiểu mẫu gần như giống hệt. Sử dụng các dữ liệu được tổng hợp để vẽ biểu đồ, Pareto đã tạo nên một phương trình đại số mà ông thấy được áp dụng cho sự phân chia của cải ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào trong lịch sử.

     

    Biểu đồ và phương trình đó vẫn đúng cho tới ngày hôm nay khi nói về sự phân chia của cải, nhưng chúng cũng có thể được áp dụng tương tự với bất cứ lĩnh vực nào khác: các vụ động đất và thiên thạch so với mức độ của chúng, thứ hạng của các thành phố so với số dân ở đó, số lượng đám cưới so với các vùng mà cô dâu và chú rể sinh sống, số lượng và khách hàng so với lợi nhuận mà chúng sinh ra, và vô số các mối quan hệ khác, cả về mặt tự nhiên và nhân tạo. Về mặt kết quả, một vài lý do mạnh mẽ (ví dụ như các khách hàng sinh lời nhiều nhất) và sự kiện (như các vụ động đất lớn) làm lu mờ số còn lại.

     

    Nghiên cứu của Pareto chỉ mang tính mô tả. Ông chỉ đơn giản là quan sát các dữ liệu mà các nhà nghiên cứu đã vất vả thu thập qua hàng thế kỷ và tìm ra một kiểu mẫu. Tuy nhiên, ông không giải thích kiểu mẫu đó. Sự thật là không ai có thể tìm ra được một lời giải thích hợp lý về việc tại sao Nguyên lý 80/20 lại đúng với nhiều hiện tượng như vậy. Dường như đó là cách mà mọi việc diễn ra. Nhưng khi bạn càng nghĩ nhiều về nó, thì nó lại càng lạ lùng. Nó đi ngược lại với các dự đoán của chúng ta.

     

    Tuy nhiên, điều khiến tôi thực sự ngạc nhiên về Nguyên lý lại chính là sự không cân xứng và mất cân bằng của nó. Trong những lĩnh vực quan trọng nhất của cuộc sống, một số lượng nhỏ các sự kiện có một ảnh hưởng tương đối lớn. Một vài người sở hữu hầu hết của cải. Một vài nguyên nhân gây ra các kết quả quan trọng nhất. Phần lớn những người im lặng không được biết tới. Một phần nhỏ còn lại tạo nên rất nhiều tiếng vang.

     

    Nhờ vào nghiên cứu của Pareto, đến nay sự mất cân bằng này hoàn toàn có thể dự đoán được, nhưng nó vẫn gần như luôn bất ngờ. Đó là vì sự mất cân bằng đó rất phản trực giác – vì ta không mong đợi nó – mà việc nhận thức được nó rất giá trị. Một khi ta biết thế giới này mất cân bằng thế nào, ta có thể lợi dụng nó. Ví dụ, nếu ta thấy chỉ một vài khách hàng đem lại phần lớn lợi nhuận, ta sẽ tập trung chăm sóc họ kỹ lưỡng và cố gắng khiến họ mua nhiều hơn bằng cách nâng cấp dịch vụ và tạo ra các sản phẩm họ sẽ thích. Nếu ta thấy phần lớn khách hàng không sinh lời, ta có thể giảm chi phí bằng cách bỏ đi những dịch vụ đang cung cấp cho họ, và ta có thể tăng giá sản phẩm mà an tâm rằng nếu họ chuyển đi nơi khác, điều đó sẽ tốt cho ta. Các giải pháp đó đi ngược lại với các phương pháp quản lý, nhưng Nguyên lý sẽ giúp ta có được sự tự tin để tạo nên những sự khác biệt mà lẽ ra phải được làm từ lâu này.

     

    Twitter là một ví dụ điển hình về sự thiếu cân bằng của thế giới. Khi có công bố rằng tổng thống Obama sẽ có một phát ngôn tại Nhà Trắng không được báo trước vào tối ngày 1 tháng Năm năm 2011, những người dùng Twitter là những người đầu tiên biết được rằng Osama Bin Laden đã bị tiêu diệt. Vào 10 giờ 24 phút, giờ chuẩn Đông Bắc Mỹ (EST), hơn một tiếng trước khi phát sóng, Keith Urbahn, quản lý nhân sự tại văn phòng của Donald Rumsfeld, đã đăng, “Tôi được một người đáng tin cậy cho biết Osama Bin Laden đã bị tiêu diệt. Kinh thật.” Trong vòng 60 giây, Brian Stelter, một phóng viên của tờ New York Times, đã chia sẻ thông tin này cho những người theo dõi (follow) anh ta – hơn 50 ngàn người. Trong vòng vài phút sau, tin tức đã trở thành hiểu biết thông thường, trong khi vẫn còn hơn nửa tiếng trước phát ngôn chính thức. Chỉ năm người chịu trách nhiệm chính cho việc đó – Urbahn, Stelter và ba chủ tài khoản Twitter khác với số lượng người theo dõi lớn. Câu chuyện này đã cho thấy tầm quan trọng của số ít trong việc phát tán thông tin và quan điểm cho số nhiều.

     

    Rõ ràng, số người theo dõi những người khác giảm đáng kể mỗi khi hạn mức “theo dõi” được tăng lên. Chỉ khoảng 9% số tài khoản Twitter – 15 triệu người vào 2011 – theo dõi hơn 50 người khác, trong khi 1.5 triệu người khác – ít hơn 1% số người sử dụng – theo dõi hơn 1000 người khác. Điều này nghĩa là khoảng 10% của “những người theo dõi nhiều” chiếm tới 85% của tổng số người được theo dõi.

     

    Hãy xem xét cả doanh số của 20 quyển sách được đề cử cho Giải thưởng Văn học Hư cấu Orange của Anh[2], vào năm 2011. Tổng số bán ra vào ngày 24 tháng Ba năm 2011 là 354.000 bản. Nhưng chỉ một cuốn sách, Room(Căn phòng) của Emma Donoghue đã chiếm đến 318.055 bản trong tổng số – tương đương với 89,8%. Vì một trong số 20 cuốn sách (5%) chiếm 90% tổng doanh số, chúng tôi gọi đây là một mối quan hệ 90/5. Tuy nhiên, các giám khảo trao giải cho Téa Obreht, tác giả 25 tuổi người Mỹ gốc Serbia, cho cuốn tiểu thuyết đầu tay của cô, The Tiger’s Wife (Người vợ của hổ). Tại thời điểm cuốn sách này được viết, cuốn sách của Obreht được xếp hạng trên Amazon khá cao – ở vị trí thứ 35 – nhưng vẫn thua xa so với Room tại vị trí thứ 13. Tại thời điểm tháng Mười năm 2012, Room đã bán nhiều hơn The Tiger’s Wife gấp ba lần – với số lượng 544.581 bản so với 167.501 bản.

     

    Tôi đã kiểm tra xem có gì giống với kiểu mẫu 80/20 trong doanh số của những cuốn sách của chính mình không. Không ngạc nhiên là có. Trong 20 đầu sách mà tôi viết hoặc đồng tác giả, bốn cuốn hàng đầu – 20% – chiếm đến 86% tổng doanh thu.

     

    Một kết quả thú vị khác xuất hiện khi tôi xếp hạng 263 thành phố ở Anh theo dân số, bắt đầu với London và xuống dần, sau đó tính tổng dân số trong 20% hàng đầu của các thành phố đó – 52 thành phố lớn nhất. 53 thành phố đó có 25.793.036 người, trong khi cả 263 thành phố có tổng cộng 32.332.808 dân. 25,8 triệu là 79,8% của 32,3 triệu, vì vậy 20% hàng đầu của các thành phố thật sự chiếm gần như chính xác 80% số người!

     

    Thị trường chứng khoán cũng là một ví dụ khác cho sự mất cân bằng trong hành động. Tại thời điểm viết cuốn sách này, thông tin mới nhất là từ quý bốn của năm 2011, khi mà 10 cổ phiếu đứng đầu trên bảng chỉ số tiêu chuẩn 500 của Standard & Poor chiếm một con số đáng ngạc nhiên là 92% của tổng số thu lợi, trong khi 490 cổ phiếu còn lại chỉ đóng góp có 8%. 10 trong số 500 cổ phiếu – chỉ 2% – cũng cấp hơn chín-phần mười của tổng số lợi nhuận: một mối quan hệ 92/2. Trong khi thấy rằng việc tập trung quá mức trong thu lợi hàng quý như vậy là rất bất thường, thì nếu bạn nhìn vào 20 năm trở lại đây, hơn 100% trong tổng lợi nhuận từ S&P 500 đến từ cũng một phần nhỏ bé trong tổng số đó – 10 cổ phiếu hàng đầu. Bảng chỉ số nhìn chung đã cho thấy một sự tăng lên trong việc kiếm lời từ 7-10% mỗi năm trong hai thập kỷ trở lại đây. Nhưng nếu bạn loại trừ 10 cổ phiếu hàng đầu, thì 490 công ty còn lại có chỉ số phát triển trung bình âm là 3,3% trong cùng khoảng thời gian.

     

    Đây là ý của tôi khi nói việc kinh doanh được thúc đẩy bởi các giới hạn cực độ, chứ không phải bởi các con số trung bình. Nếu không có 10 công ty đứng đầu đó, thị trường chứng khoán Mỹ đã chìm như một cục đá rồi.”

     

     

    Nhà sách online Bookbuy mời bạn đón đọc.

  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG

    Bạn cần đăng nhập để có thể bình luận. Đăng nhập tại đây.
    • Chưa có đánh giá

    Đánh giá

    Quý khách lưu ý

    • Với mỗi nhận xét được duyệt, tặng ngay:
      • 200 BBxu cho khách hàng chưa mua hàng tại Bookbuy
      • 400 BBxu cho khách hàng đã từng mua hàng tại Bookbuy
    • Để được duyệt BBxu, nhận xét của bạn cần đáp ứng các điều kiện:
      • Độ dài tối thiểu 100 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
      • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
      • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của sản phẩm.
      • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi mua sản phẩm một cách không cần thiết.

    Đăng ký nhận bản tin

    Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

    {{productItem.Title}}
    {{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
    {{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
    {{productItem.DiscountPercent}} %
    Màu sắc:
    • {{item.Color.Name}}
    Chọn kiểu dáng:
    Size:
    • {{item.Name}}
    {{productItem.HasGift}}
    {{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
    Hàng này không còn
    Báo tôi khi có hàng
    Thêm vào yêu thích