-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
182,500 đ
Tiết kiệm:
32,500 đ (15%)
Giá thị trường: 215,000 đ
Tình trạng:
Hết hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT
Giới thiệu sản phẩm
Cuốn sách là một nỗ lực của Kroeber nhằm giải thích bằng cách nào nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được vị trí như hiện nay, nó có thể hướng tới đâu trong những năm sắp tới, và sự trỗi dậy của Trung Quốc có ý nghĩa gì đối với phần còn lại của thế giới.
Cuốn sách hữu ích cho những độc giả phổ thông lẫn các nhà nghiên cứu có sự quan tâm sáng suốt về Trung Quốc và tác động toàn cầu của nó nhưng không nhất thiết có một nền tảng chuyên sâu về Trung Quốc lẫn kinh tế học.
Mỗi chương của cuốn sách được viết theo dạng hỏi và trả lời. Bố cục chung của cuốn sách được nhóm theo chủ đề, người đọc có thể đọc từ đầu đến cuối để hiểu toàn bộ sự phát triển kinh tế Trung Quốc từ năm 1979 cho tới những triển vọng tương lai của quốc gia này, hoặc đọc từng chương bất kỳ để tìm hiểu từng chủ đề mình quan tâm.
Qua cuốn sách, độc giả sẽ hiểu thêm về quan hệ giữa thể chế và sự phát triển kinh tế của Trung Quốc
+ ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
“Có hai yếu tố Kroeber đã luôn đúng khi muốn chúng ta hiểu rõ về sự phát triển của (kinh tế) Trung Quốc: thể chế, thể chế và các thỏa thuận dựa trên những thể chế hiện thời. Các phân tích kinh tế học theo trường phái phương Tây thường thất bại khi cố gắng mô tả và dự báo về Trung Quốc bởi các mô hình ấy không thể lượng hóa được sức ảnh hưởng của ‘thể chế’ đến kết quả thực tiễn. Không mô hình nào giải thích được vì sao đặc khu kinh tế thất bại năm 1966 lại được chấp thuận vào năm 1976, ở trên cùng một vùng đất Thâm Quyến, trong cùng một khung khổ lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Hơn hết, các mô hình đã không thể giúp người đọc thấu hiểu tính chất ‘thỏa hiệp’ của những mặc cả kinh tế - thứ vốn tồn tại phổ biến và định hình sự vận động của các trao đổi thường ngày.
Vì vậy, điều làm tôi đánh giá cao cuốn sách là việc Kroeber đã kể một câu chuyện về cách các thỏa hiệp kinh tế được đưa ra - như góc nhìn của người trong cuộc. ‘Bản chất của các định chế và thỏa thuận này phần lớn được xác định bởi sự thương lượng chính trị được tạo ra giữa các nhóm quan trọng trong xã hội. Vì cấu thành, quyền lực tương đối, và lợi ích của các nhóm này thay đổi theo thời gian, các thỏa thuận kinh tế cũng theo đó mà thay đổi. Nói cách khác, những cân nhắc về thực tiễn chính trị thường được ưu tiên so với hiệu quả kinh tế. Đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế, điều này có nghĩa là họ phải miễn cưỡng chấp nhận các phiên bản thứ ưu (second best) của công thức lý tưởng của họ’.
Không có gì là tối ưu, chỉ có cái thứ ưu trong một điều kiện cụ thể. Hiểu được điều đó bạn sẽ hiểu được ‘cái hay, cái dở’ của nền kinh tế Trung Quốc. Khi gập cuốn sách lại, tôi mong các bạn nhớ về ba từ, chỉ ba từ để hiểu nền kinh tế Trung Quốc: thể chế, mặc cả, thứ ưu.”
TS. Phạm Sỹ Thành
Mua sách online tại Bookbuy.vn và nhận nhiều ưu đãi.
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá