Thiên Thần Đã Về Trời (Tuyển Tập Tạp Văn Trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)

55,000 đ

Tiết kiệm: 

10,000 đ (15%)

Giá thị trường: 65,000 đ

Tình trạng: 

Hết hàng

Thông tin & Khuyến mãi

  • Đổi trả hàng trong vòng 7 ngày
  • Sử dụng mỗi 3.000 BBxu để được giảm 10.000đ. Làm sao để lấy BBxu?
  • Freeship nội thành Sài Gòn từ 150.000đ*. Chi tiết tại đây
  • Freeship toàn quốc từ 250.000đ
Trọn bộ {{collection.TotalAllOutOff}} sản phẩm / Còn {{collection.List.length}} sản phẩm có hàng / {{collection.PriceTotalStr}} đ
  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • THÔNG TIN CHI TIẾT

    • Nhà xuất bản: NXB Tổng Hợp
    • Ngày xuất bản: 31/01/2012
    • Nhà phát hành: Đang cập nhật
    • Kích thước: 14.0 x 20.0 cm
    • Số trang: 287 trang
    • Trọng lượng: 260 gram

    Giới thiệu sản phẩm

    Từ đầu năm 2010, chuyên mục Văn hóa - Xã hội xuất hiện thường xuyên trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Việc một tuần báo chuyên về kinh tế, kinh doanh dành hẳn một số trang để nói về các vấn đề văn hóa, xã hội có thể gây ngạc nhiên với nhiều người. Nhưng thật ra, từ nhiều năm trước, Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã lưu tâm đến vai trò của văn hóa, của môi trường xã hội trong sự phát triển kinh tế của đất nước và đã đăng tải không ít những bài viết về các lĩnh vực này dưới dạng bài phản ảnh, tản văn, sổ tay văn hóa, du ký, trà dư tửu hậu… Có điều là chúng còn rải rác, chưa tập trung phát triển thành một chuyên mục thường kỳ.

    Những năm gần đây, kinh tế tăng trưởng đã dẫn đến những đổi thay lớn trong lĩnh vực văn hóa xã hội: đời sống tinh thần được cải thiện, nhu cầu thụ hưởng văn hóa được nâng cao… Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi theo chiều hướng tích cực cũng xuất hiện không ít những xáo trộn, biến dạng, thậm chí là sự xuống cấp trong lối sống, trong giáo dục, đạo đức, trong quan hệ giữa người và người, giữa con người với môi trường, thiên nhiên… Thực tế đó đòi hỏi phải có một cái nhìn tỉnh táo hơn, đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội. Một nền kinh tế lành mạnh, bền vững không thể nào hình thành trên một nền tảng văn hóa bị tổn thương, suy yếu. Từ nhận thức đó, Thời báo Kinh tế Sài Gòn chủ trương tăng cường tiếng nói về các vấn đề văn hóa xã hội, dành thêm “đất” cho các thông tin, bài viết về các lĩnh vực này. Chuyên mục này ra đời đã được sự ủng hộ của nhiều cộng tác viên và đông đảo bạn đọc.

    Như mọi người đều biết, văn hóa, xã hội là những lĩnh vực rộng lớn, phức tạp, khó có thể bao quát hết, khó có thể nói hết, do vậy, các bài viết trên chuyên mục này chủ yếu đề cập đến hai mảng chính: những cái dở, những “tật xấu” thường gặp trong xã hội trước nay và, với cái nhìn đậm chất thời sự, các tác giả cũng xoáy vào những sự kiện văn hóa - xã hội đang “nóng”, khiến cho dư luận bức xúc để phân tích, tìm hiểu những nguyên nhân, động lực đằng sau những sự kiện ấy. Hầu hết các bài viết này là những bài ký, sổ tay văn hóa, chuyện trà dư tửu hậu, tản văn - nói chung có thể xếp vào thể loại tạp văn. Đi vào cụ thể, đề tài của các bài viết này cũng khá đa dạng, từ tệ nạn “buôn thần bán thánh” trong các kỳ lễ hội hỗn tạp; tệ nạn bằng giả; sự lan tràn của cái ác; những tác hại do sự tàn phá thiên nhiên; nguy cơ biến đổi khí hậu… cho đến thói quen xả rác bừa bãi, làm việc qua quít thiếu lương tâm nghề nghiệp; bệnh hô khẩu hiệu… Và cũng không hiếm những bài viết ghi nhận những nét đẹp, những mặt tích cực, những câu chuyện cảm động trong đời sống văn hóa, xã hội hiện thời.

    Là một tuyển tập các bài viết đã đăng trên chuyên mục Văn hóa - Xã hội của Thời báo Kinh tế Sài Gòn trong gần hai năm qua, cuốn Thiên thần đã về trời sẽ mang đến cho độc giả những suy nghĩ, những góc nhìn độc đáo của nhiều cây bút từ các miền đất nước. Bên cạnh các nhà văn Nguyễn Quang Thân, Dạ Ngân, Lý Lan, Nguyễn Ngọc Tư, Lưu Thị Lương, Quế Hương, Ngô Thị Giáng Uyên, Nguyễn Vĩnh Nguyên, các nhà báo Đoàn Khắc Xuyên, Danh Đức, Mai Lan, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Minh Hùng, Thư Hoài, Sơn Tùng, Thanh Hương còn có các chuyên gia trong các lĩnh vực khác như Nguyễn Thanh Sơn, Vũ Tiến Phúc, Nguyễn Văn Mỹ, Như Quang, Lê Minh Tiến, Lê Dân Bạch Việt, Đỗ Thị Đông Xuân, Phương Nam. Mỗi tác giả, tùy sở trường và cách tiếp cận, sẽ có cách diễn đạt riêng: hoặc phân tích sắc sảo, luận bàn chặt chẽ, hoặc mô tả giàu hình ảnh, cảm xúc hoặc kết hợp cả hai. Tuy vậy, tất cả hầu như đều gặp nhau ở chỗ: lo âu, trăn trở trước những xáo trộn, suy thoái trong lĩnh vực văn hóa, xã hội hiện nay và thể hiện một cái nhìn nhân văn ấm áp về cuộc sống, về con người.


    (theo Saigon Times Books)

  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG

    Bạn cần đăng nhập để có thể bình luận. Đăng nhập tại đây.
    • Chưa có đánh giá

    Đánh giá

    Quý khách lưu ý

    • Với mỗi nhận xét được duyệt, tặng ngay:
      • 200 BBxu cho khách hàng chưa mua hàng tại Bookbuy
      • 400 BBxu cho khách hàng đã từng mua hàng tại Bookbuy
    • Để được duyệt BBxu, nhận xét của bạn cần đáp ứng các điều kiện:
      • Độ dài tối thiểu 100 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
      • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
      • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của sản phẩm.
      • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi mua sản phẩm một cách không cần thiết.

    Đăng ký nhận bản tin

    Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

    {{productItem.Title}}
    {{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
    {{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
    {{productItem.DiscountPercent}} %
    Màu sắc:
    • {{item.Color.Name}}
    Chọn kiểu dáng:
    Size:
    • {{item.Name}}
    {{productItem.HasGift}}
    {{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
    Hàng này không còn
    Báo tôi khi có hàng
    Thêm vào yêu thích