-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
61,000 đ
Tiết kiệm:
11,000 đ (15%)
Giá thị trường: 72,000 đ
Tình trạng:
Hết hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT
Giới thiệu sản phẩm
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
Thủ Công Mỹ Nghệ Truyền Thống Trung Quốc
Thiên hữu thời, địa hữu khí, tài hữu mỹ, công hữu xảo. Trên thế giới, thủ công mỹ nghệ truyền thống của Trung Quốc đã được đặt cho một cái tên thật đẹp và độc đáo trong lịch sử văn hóa vật chất của dân tộc. Kể từ đời nhà Hán (năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên), khi Trương Khiên (? - 114 trước Công nguyên) đi sứ ở Tây Tạng thì con đường tơ lụa đã dần dần được hình thành. Thế là, thủ công mỹ nghệ truyền thống của Trung Quốc cũng đã được liên tục không ngừng đến với Trung Á, Tây Á, đi vào Trung Đông và rồi cuối cùng gặp gỡ ở Châu Âu, cứ thế truyền thống ấy được truyền bá rộng rãi đến khắp năm châu bốn bể.
Ngay cả những khi bị ngoại xâm, hay trong thời binh đao chiến loạn thì các nghệ nhân mọi triều đại trong lịch sử của Trung Quốc vẫn luôn giữ được đôi bàn tay khéo léo của mình, để chính họ trở thành sứ giả truyền bá tài nghệ ấy đến cả thế giới. Một điều không thể không nhắc đến đó là nền thủ công mỹ nghệ này luôn gắn bó chặt chẽ với triết học truyền thống của Trung Quốc. Các nhà tư tưởng của quốc gia này vào khoảng thế kỷ I trước và sau Công nguyên đã thường dùng sự khéo léo trong thủ công mỹ nghệ truyền thống để so sánh hay giải thích cho những suy ngẫm của họ đối với sự trị vì quốc gia cũng như đối với cuộc đời.Tất cả những điều ấy đều có một mối liên hệ chặt chẽ với vị trí địa lý của Trung Quốc cũng như nền văn hóa nông nghiệp đã được hình thành từ rất lâu đời và không bị gián đoạn.
Lục địa Trung Quốc có đường bờ biển rất dài, thế nhưng khởi nguồn của văn minh - Trung Nguyên - lại nằm sâu trong đất liền. Sự xuất hiện của chế độ hành chính quốc gia sớm nhất Trung Quốc là ba triều đại Hạ (2070 - 1600 trước Công nguyên), Thương (1600 - 1046 trước Công nguyên), Tây Chu (1046 - 771 trước Công nguyên) cũng đều từ trong đất liền. Còn đối với những dân tộc lớn lên từ khu vực đồng bằng và vùng núi thì việc canh tác ruộng đất là hình thức sinh tồn quan trọng nhất của họ. Những đặc điểm của thủ công mỹ nghệ truyền thống Trung Quốc được quyết định bởi phương thức nghệ thuật và cuộc sống xã hội nông nghiệp truyền thống. Công việc thủ công mỹ nghệ của mọi người được phát triển theo nhịp điệu của mỗi ngày, công việc bắt đầu khi mặt trời mọc và kết thúc lúc mặt trời lặn. Những trạng thái ban đầu của mọi dạng sản phẩm đều liên quan đến việc sử dụng, nó thực tế, mộc mạc và đầy cảm xúc, nó hội tụ những trí tuệ phù hợp với nền văn minh nông nghiệp. Dẫu trong giai đoạn đỉnh cao - tức là trong thủ công mỹ nghệ cung đình và thủ công mỹ nghệ nhân sinh, thì mọi sản phẩm thủ công mỹ nghệ vẫn luôn giữ được những dấu ấn thực tế và truyền thống mộc mạc giản dị vốn có. Phong cách trang trí của nó rất tự nhiên. Những nét thuộc phạm trù của kinh tế tự nhiên như núi sông, muông thú, cỏ cây hoa lá v.v.. chính là nét chủ đạo của mẫu mã cũng như phong cách trang trí, và có những khi, sự kỳ quặc hay gớm ghiếc được thể hiện trên đó lại tràn đầy tinh thần lạc quan và chí hướng của người nghệ nhân.
Thủ công mỹ nghệ truyền thống của Trung Quốc ngay từ thuở ban sơ đã luôn cân nhắc và lấy nhân tố con người làm xuất phát điểm để chế tạo ra vật phẩm. Sản xuất bằng máy móc của Trung Quốc trong thời kỳ đầu cũng đã hình thành quy mô nhất định, nhất là trong thời kỳ cuối đời nhà Minh, khi chủ nghĩa tư bản vừa mới manh nha. Vào thời đó, ở khu vực xã Thịnh Trạch, Tùng Giang (nay thuộc Ngô Giang, Giang Tô), nghề dệt vải đã vô cùng phát triển, có không ít gia đình sở hữu từ 5 đến 10 cỗ máy dệt vải, đồng thời họ thuê công nhân vận hành máy móc, mỗi công đoạn cũng được phân công rất rõ ràng. Nhưng phương thức sản xuất tiếp cận nền công nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa này không hề bị rơi vào tình trạng vì thay đổi về số lượng nên dẫn tới thay đổi về chất lượng, không giống như cách mạng công nghiệp ở Anh thông qua cải tiến trong ngành dệt may khiến cho sản lượng được nâng cao vượt bậc, tạo ra giá trị thặng dư cao nhất, sau đó lại đưa vào tái sản xuất, từ đó dẫn đến những thay đổi mang tính cách mạng của nền công nghiệp dệt may. Vào thời nhà Minh ở Trung Quốc (1368 - 1644), những người chủ của ngành dệt vải có mối liên hệ mật thiết với nông thôn đều đầu tư số tiền kiếm được từ công việc dệt vải vào sản xuất nông nghiệp hoặc xây dựng gia đình, gia tộc như làm nhà, mua đất, lấy vợ sinh con... Điều đó tất nhiên bao hàm cả mặt lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, nhưng cũng đã phản ánh xã hội truyền thống của Trung Quốc luôn coi trọng bản chất cuộc sống của con người, nên không thúc đẩy sự phát triển của máy móc sản xuất lên đến đỉnh điểm. Những điều này có mối liên hệ vô cùng lớn đối với tư tưởng “trọng kỷ dịch vật”, dĩ nhân vi bản trong thủ công mỹ nghệ của người Trung Quốc cổ đại.
Tổng quan tiến trình lịch sử cổ đại Trung Quốc, sự phát triển của thủ công mỹ nghệ truyền thống về cơ bản là hết sức bình thường và lành mạnh, tuy trong một số thời kỳ cũng xuất hiện tình trạng quá mức rối ren, nhưng xét từ góc độ lịch sử, nó đều tương thích với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời đại đó, và thể hiện rõ phong cách thẩm mỹ luôn được kiểm soát và mang tính thực tại.
Mời bạn đón đọc.
Mua sách online tại Bookbuy.vn và nhận nhiều ưu đãi.