-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
39,000 đ
Tiết kiệm:
7,000 đ (15%)
Giá thị trường: 46,000 đ
Tình trạng:
Hết hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT
Giới thiệu sản phẩm
“Điều gì đã làm nên người đàn bà?”
Câu hỏi khiến biết bao nhiêu học giả, nhà văn, nhà thơ từ cổ chí kim đau đầu đi tìm lời giải đáp. Và nhà thơ Lê Minh Quốc, tác giả của “Gái đẹp trong tôi” phải mất gần cả đời người cho câu hỏi này. Anh, cái ng ười mà “ ngay từ lúc oa oa chào đời đã... sợ đàn bà. Thuở nhỏ, sống trong nhà thì sợ mẹ, sợ chị; đến trường, sợ cô giáo; lên đại học, sợ bạn gái lẫn người yêu và đến lúc đi làm kiếm sống, trời ơi, ròng rã gần ba mươi năm trời, tôi chỉ làm việc dưới quyền của sếp nữ”.
Viết “Tôi và đàn bà”, Lê Minh Quốc đang liều lĩnh đặt mình vào phía một đầu cân, phía bên kia là cả một nửa của thế giới. Anh đứng một mình trong tương quan bất cân xứng “Tôi” – “đàn bà” chứ không phải “đàn ông” – “đàn bà”. Hoặc anh đang rất can đảm, hoặc là anh đang rất… điên.
Anh bắt đầu cuốn sách của mình bằng lời than của một người đàn ông trong Thần thoại Ấn Độ ôm mặt khóc hu hu sau khi chung sống với người đàn bà do đấng Twashtri tạo ra: “Ngài ơi! Tôi không thể nào sống chung được với nó”. Câu trả lời là: “Mi không sống được với nó, nhưng mi cũng không thể sống thiếu nó”.
Tại sao vậy?
Vì, Lê Minh Quốc bắt đầu lý giải: “Đàn bà cũng là muối. Vị mặn của muối là một giá trị như sự hiện hữu của đàn bà trong cõi ta bà này”. Và theo anh “Những ai nếu chưa bước vào đời sống hôn nhân thì chưa thể cảm nhận hết hỉ, nộ, ái, ố của kiếp người trần tục. Những ai chưa có cho mình một (hoặc nhiều) người đàn bà; và chưa từ người đàn bà đó tạo ra một hình bóng nối tiếp của mình thì người đó chưa trưởng thành. Muôn đời chỉ là đứa trẻ. Một đứa trẻ lớn xác. Đứa trẻ ấy dẫu đi hết một vòng sinh tử, khởi đầu từ vành nôi đến tận cùng nấm mộ thì cũng chỉ là sự tồn tại không đầy đủ, không trọn vẹn của một kiếp người”.
Mời bạn đón đọc.
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá