-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
75,500 đ
Tiết kiệm:
13,500 đ (15%)
Giá thị trường: 89,000 đ
Tình trạng:
Còn hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT
Giới thiệu sản phẩm
Cuốn sách gồm 2 phần:
Đặt vấn đề truyền bá tư tưởng, tuyên truyền.
Truyền bá tư tưởng hay là tuyên truyền như thế nào?
Mỗi phần tác giả lý giải vai trò, nguyên nhân tại sao và cách làm như thế nào để có thể truyền bá được cái mình muốn truyền đạt một cách hiệu quả. Cuốn sách này gửi đến bạn những nghiên cứu tâm lý cùng kỹ thuật tuyên truyền để giúp giải đáp các hỏi trên.
Cuốn sách nằm trong Tủ sách Học làm người của học giả Hoàng Xuân Việt. Ông từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của Trường Nhân Xã Học Làm người (1966-1975), Trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993-2001), và là tác giả của hơn 300 đầu sách trong nhiều lĩnh vực, nổi bật là sách học làm người.
Trích dẫn:
- Trước hết xin bạn hãy là tín đồ của thần chân lý. Phải phục vụ chân lý thì cuộc đời mới thực có chân giá trị. Tuyên truyền dù tinh xảo đến đâu mà bạn phổ biến tà thuyết thì công lao của bạn rút cục là bia cho đời nguyền rủa. Nói chân lý là nói những lý ít ra không bị lung lay dưới sự kiểm soát của triết học và khoa học. Không có gì khốn đốn cho một đời người bằng hy sinh phục vụ trọn kiếp cho một tà thuyết. Cũng có gì đáng nguyền rủa bằng dùng tà thuyết mà mê hoặc hạng ngu dốt, xô đẩy thế hệ này qua thế hệ kia vào vòng mê hoặc. Đời này đã lỗ đời sau không có gì bảo đảm vốn lời.
- Con đường của những danh nhân đi là con đường chân lý hay ít ra họ cho là chân lý. Các ý tưởng của họ được nối kết lại thành hệ thống mà người ta gọi là ý thức hệ. Con đường của họ chắc cũng là con đường bạn nhắm vì có thể bạn không nuôi cao vọng làm vĩ nhân nhưng bạn vẫn ước mong truyền bá những tư tưởng của mình. Ai trong chúng ta mà từ lúc trên ghế trung đại học không có lúc ngồi nghĩ khi ra trường sẽ hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị hay cứu nhân độ thế cách nào đó. Mộng đó là một trong muôn ngàn mộng đẹp của tuổi xuân. Còn nói cho khi ra trường mà ta gặp ngay một cơ hội nào đó để hoạt động. Nói hoạt động là nói truyền bá ý tưởng bằng ngôn từ, cử chỉ, hành vi.
- Cuộc đời của bạn sẽ là một cuộc đời có thực giá nếu bạn theo một chính thuyết, phục vụ một chân giáo, trọn đời theo đuổi khoa học, phụng sự nhân loại. Vũ trụ và con người cho đến bây giờ còn là cái rừng u minh. Các chân lý chưa được khám phá bao nhiêu. Bạn hãy tiếp tay với các danh nhân tiền bối vào công việc khai trí, khai tâm nhân loại. Đời còn thiếu những thế hệ trẻ giàu nhiệt huyết phục vụ lý tưởng ấy. Khi nắm được chân lý, bạn đừng để chân lý khô khan. Nếu vàng người ta làm thành dây tay, kính, lắc để hấp dẫn sự trang sức thì chân lý cũng cần được chuyển thành những ý lực trong một hệ thống
Cuốn sách nằm trong Tủ sách Học làm người của học giả Hoàng Xuân Việt. Ông từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của Trường Nhân Xã Học Làm người (1966-1975), Trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993-2001), và là tác giả của hơn 300 đầu sách trong nhiều lĩnh vực, nổi bật là sách học làm người.
Trích dẫn:
- Trong xã hội, thứ người hay nói về hạnh phúc của mình trước mặt kẻ khốn khổ quả nhiều như lá rừng. Rất có thể, họ là những bậc “thánh sống”, những vị lão thành, những biển kiến thức, nhưng họ phải cái tật là không biết dùng lương tri của mình trong câu chuyện. Họ hay buột miệng buông nhiều tiếng không hợp với người nghe, khiến kẻ khác phải ngượng nghịu, mắc cỡ, khổ tâm. Người chạm tự ái kẻ khác, không những bằng lời nói của mình, mà còn bằng những nét cười, những điệu bộ đi theo lời nói đó.
- Muốn được nhiều bạn, muốn trở thành người nói chuyện gương mẫu, xin bạn nhớ kỹ tâm lý này. Là phần đông con người thích nói chuyện để giải trí. Người ta muốn câu chuyện được thay đổi, để có nhiều thú vị như con chim nhảy nhót trên cành có bông trái. Người làm “sư”, lo “dạy” kẻ khác về một vấn đề, thì có khác gì nhốt người ta vào tù. Vẫn hiểu, khi trò chuyện, người ta cũng hay bàn những vấn đề chuyên môn, nhưng chỉ bàn qua rồi thôi. Giá phải bàn luận chu đáo, thì vào trường học hay những học hội, chớ không phải lúc đàm thoại giải trí mà cứ nhai mãi những vấn đề như búa bổ. Hơn nữa, người hay làm sư cũng không có lý để “dạy” thiên hạ, khi mà phần nhiều người nghe, không được chuẩn bị đủ để hiểu những vấn đề chuyên môn. Dù họ có nói khéo đến đâu, kẻ nghe, phần đông nếu không như vịt nghe sấm, thì cũng bụm miệng ngá Một tâm lý nữa của người nói chuyện là muốn kẻ khác nghe mình. Người làm sư dốt về tâm lý này. Họ cướp lời kẻ khác, không cho ai trình bày ý kiến, thổ lộ tâm tình, tức nhiên họ bị người ta đối xử một cách lãnh đạm.
- Chúng tôi tin tưởng, bạn là người biết tự trọng, không bao giờ thích dùng ba tấc lưỡi hầu mua thù chuốc hận cho mình. Nhưng thưa bạn! Trong cuộc sống, bạn không làm sao tránh khỏi những ngón lưỡi nhạo báng bạn. Bạn phải đối với nó ra sao? Trả đũa à! Không. Bạn phải coi những kẻ tiểu nhân ngạo nghễ bạn, là những trường hợp để cho bạn luyện chí khí. Bạn tự nói: “À? Giá tôi có những khuyết điểm như bao kẻ khác ngạo nghễ thì rồi sao nữa. Tôi lãnh trách nhiệm về lỗi lầm của tôi đó. Rồi sao nữa. Tôi đáng cười ngạo đó. Rồi sao nữa.” Thường người ta đau xót khi bị nhạo báng, chỉ vì thiếu tinh thần, quá tự ti và sợ dư luận. Bạn can đảm lãnh hết những búa rìu của dư luận, thì bạn sẽ thấy mình anh hùng. Thái độ quân tử của bạn, một mặt giúp bạn có nhân cách đáng phục, mặt khác gieo cho kẻ khác cảm tưởng rằng, bạn là con người biết nhẫn nhịn, vui tánh, dễ giao tiếp. Dĩ nhiên đối với kẻ nhạo báng bạn, bạn không làm mích lòng họ. Hy vọng sau nhiều lần nhạo báng bạn, họ sẽ hối hận.
Mua sách online tại Bookbuy.vn và nhận nhiều ưu đãi.
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá