Nội dung
Tại sao môn văn lại đáng ghét đến thế? Tại sao học sinh không thích học văn ngay cả đôi khi các em thích văn chương?
Về bản chất, giáo dục áp đặt là sự nhân bản vô tính về mặt tinh thần mà kết quả là biến xã hội thành một tập hợp các bản sao của những hình mẫu cứng nhắc và xa lạ. Trước đây, do cuộc sống của con người cũng như các kỹ năng làm việc còn đơn giản và thay đổi rất chậm, phương pháp giáo dục áp đặt có những ưu thế của nó. Ngày nay thế giới đã khác, đòi hỏi một phương pháp giáo dục khác.
Nhưng phương pháp giáo dục chưa phải là tất cả, và thậm chí chưa phải là nguyên nhân quan trọng nhất. Cốt lỗi của vấn đề, là quan niệm lạc hậu của chúng ta về bản chất của văn học.
Mặc dù ít khi nói thẳng ra, nhưng trong quan niệm của đại đa số các nhà giáo, nhà văn và cả các nhà phê bình, tác phẩm văn học là một sản phẩm được quyết định hoàn toàn bởi văn tài của tác giả, kẻ đóng vai trò của Thượng Đế trong quá trình sáng tạo. Quan niệm máy móc này có một hệ quả hiển nhiên: Tác phẩm văn học có thể xem như một đối tượng độc lập với người tiếp nhận, chẳng khác gì một chiếc ghế hay một hộp bánh,với những đặc điểm xác định và bất biến, có thể mô tả, truyền đạt, phân tích một cách khách quan. Chính với quan niệm như vậy mà các nhà văn vẫn tuyên bố; “Thời gian là vị quan tòa công bằng nhất” mà không biết rằng mình đang tự lừa dối mình. Chính với quan niệm như vậy mà các sách hướng dẫn và giáo viên văn thường quy việc tiếp nhận tác phẩm vào một số “điểm” về nội dung và hình thức để bắt học sinh học thuộc lòng và giáo viên chấm bài, căn cứ vào “barem”.
Thực ra, từ lâu, người ta đã nhận thấy rằng văn học không phải là một sản phẩm với những đặc điểm xác định, mà là một quá trình – quá trình tương tác giữa tác giả, người đọc, thực tại lịch sử và ngôn ngữ. Trong quá trình này, tác giả không phải là kẻ quyết định tuyệt đối, và người đọc cũng không phải là kẻ thụ động. Mặt khác, thực tại lịch sử và ngôn ngữ cũng không ngừng thay đổi và phụ thuộc vào tác giả và người đọc. Giá trị của tác phẩm không bất biến. Ngay cả các kiệt tác, các điểm phạm trong một nền văn học cũng là những sản phẩm lịch sử được một cộng đồng người lựa chọn cho những yêu cầu lịch sử, vì thế cũng thay đổi cùng với thời gian.
Mục lục:
Lời cảm ơn
Lời nói đầu
Chương 1: Từ những hệ quy chiếu bất bình đẳng đến một cách tiếp cận tổng thể
Chương 2: Thơ và truyện
Chương 3: Điển tích và sự mở rộng khái niệm điển tích
Chương 4: Văn chương như là quá trình dụng điển
Chương 5: Quá trình dụng điển trong thơ
Chương 6: Quá trình dụng điển trong truyện
Kết luận: Văn chương như là một chiều kích của đời sống xã hội
Mời bạn đón đọc.
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá