-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
45,000 đ
Tình trạng:
Còn hàng
Giới thiệu sản phẩm
Pixar là hãng phim hoạt hình nổi tiếng của Mỹ và được biết đến với những bộ phim hoạt hình 3D có chất lượng hình ảnh cao.
Pixar đã sản xuất 16 bộ phim hoạt hình có thời lượng dài, bắt đầu với Toy Story (1995) và gần đây nhất là The Good Dinosaur (2015). Tất cả các bộ phim khi ra mắt đều nhận được điểm số tối thiểu là A- trên hệ thống đánh giá Cinema Score, biểu thị sự phản hồi tích cực từ phía người xem.
Trong 16 bộ phim dài, Pixar đã có tới 8 phim được nhận giải Oscar cho hạng mục phim hoạt hình hay nhất gồm: Finding Nemo (2003), The Incredibles (2004), Ratatouille (2007), Wall-E (2008), Up (2009), Toy Story 3 (2010), Brave (2012), Inside out (2015). Ngoài ra, Pixar có đến 13 phim nằm trong top 50 phim hoạt hình có doanh thu cao nhất, trong đó Toy Story 3 đứng ở vị trí thứ 3 với doanh thu hơn 1 tỷ đô la toàn cầu. Up và Toy Story 3 là phim hoạt hình thứ 2 và thứ 3 được nhận đề cử Oscar cho hạng mục Phim hay nhất, trước đó có Beauty and The Beast.
Điều gì đã mang đến thành công cho các bộ phim hoạt hình của Pixar? Nếu thắc mắc, tò mò về điều đó, bạn nên tìm đến cuốn 22 Nguyên tắc kể chuyện của Pixar để hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo của những nhà làm phim hoạt hình Pixar.
22 Nguyên tắc kể chuyện của Pixar:
Nguyên tắc 1: Bạn ngưỡng mộ nhân vật vì anh ta đã nỗ lực hết mình để vươn tới thành công.
Nguyên tắc 2: Chú trong vào những gì hấp dẫn người xem, chứ không phải những gì tâm đắc đối với nhà làm phim. Chúng có thể khác nhau một trời một vực.
Nguyên tắc 3: Bạn cần viết hết câu chuyện để biết câu chuyện thực chất nói về chủ đề gì, rồi viết lại nó.
Nguyên tắc 4: Ngày xửa ngày xưa, có…. Hàng ngày,…. Một ngày nọ…. Vì vậy,…. Vì vậy,…. Cuối cùng….
Nguyên tắc 5: Đơn giản hóa. Kết hợp hai hay nhiều nhân vật làm một. Tránh đi đường vòng. Bạn cảm thấy như đánh mất cái gì đó quý giá, nhưng nó lại giúp bạn thoát khỏi sự trói buộc.
Nguyên tắc 6: Nhân vật có sở trường gì? Hãy đẩy nhân vật vào tình thế trái khoáy. Hãy thử thách xem anh ta xoay xở như thế nào?
Nguyên tắc 7: Nghĩ ra đoạn kết trước tiên, rồi mới đi phân tích phần giữa. Phần kết là phần khó viết nhất, nên hãy khởi sự từ đây.
Nguyên tắc 8: Viết xong câu chuyện, rồi cho qua, cho dù nó chưa hoàn hảo cho lắm. Hãy cố gắng viết tốt hơn trong lần sau.
Nguyên tắc 9: Khi bạn rơi vào thế bí, hãy liệt kê những tình tiết KHÔNG XẢY RA tiếp. Nhiều khi tình tiết giúp bạn thoát khỏi thế bí sẽ xuất đầu lộ diện.
Nguyên tắc 10: Phân tích, mổ xẻ những câu chuyện yêu thích. Bạn thích chúng ở điểm nào? Bạn cần nhận biết chúng trước khi vận dụng vào câu chuyện của mình.
Nguyên tắc 11: Hãy viết ý tưởng ra giấy, rồi bạn mới chỉnh sửa nó được. Nếu ý tưởng hay ho cứ nằm mãi trong đầu bạn, bạn sẽ không thể chia sẻ nó với ai.
Nguyên tắc 12: Thử nghiệm ý tưởng đầu tiên, rồi ý tưởng thứ hai, thứ ba, thứ tư, cho đến khi tìm ra ý tưởng hay.
Nguyên tắc 13: Gán lập trường cho nhân vật. Trong quá trình sáng tác, bạn dường như yêu thích nhân vật thụ động/ dễ bảo, nhưng nhân vật ấy là “liều thuốc độc” với người xem.
Nguyên tắc 14: Tại sao bạn phải kể câu chuyện này? Câu chuyện chứa đựng thông điệp nào? Thông điệp ấy chính là linh hồn của câu chuyện.
Nguyên tắc 15: Nếu bạn là nhân vật, bạn sẽ cảm thấy thế nào trong tình huống đó? Tính chân thật làm cho tình huống khó tin trở nên đáng tin hơn.
Nguyên tắc 16: Mức độ đánh cược là bao nhiêu? Cho khán giả lý do để ủng hộ nhân vật. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhân vật thất bại? Gây khó khăn, bất lợi.
Nguyên tắc 17: Công sức bỏ ra không bao giờ là uổng phí. Nếu ý tưởng chưa đạt, cứ mạnh dạn cho qua rồi đi tiếp sau này hữu ích, nó sẽ tự khắc quay lại.
Nguyên tắc 18: Bạn cần hiểu rõ bản thân. Giữa làm hết sức mình với quá chú trọng vào tiểu tiết có sự khác biệt. Câu chuyên là một cuộc thử nghiệm, chứ không phải sự trau chuốt.
Nguyên tắc 19: Sự trùng hợp ngẫu nhiên, đẩy nhân vật vào tình huống rắc rối, là tình tiết dễ chấp nhận, còn sự trùng hợp ngẫu nhiên, giúp nhân vật thoát khỏi tình huống rắc rối ấy lại là tình tiết khó chấp nhận.
Nguyên tắc 20: Chọn bộ phim bạn không yêu thích, rồi biên tập lại cho chúng thành bộ phim yêu thích.
Nguyên tắc 21: Bạn tuy đồng cảm với nhân vật và hoàn cảnh của anh ta, nhưng không sao xây dựng nổi nhân vật lôi cuốn, hấp dẫn. Nguyên nhân là do đâu?
Nguyên tắc 22: Điểm mấu chốt của câu chuyện là gì? Nếu nắm được nó, bạn có thể dựa vào đây để xây dựng câu chuyện.
Sách đặt trước một tuần.
Mua sách online tại Bookbuy.vn và nhận nhiều ưu đãi.
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá