Chiều Chiều

140,000 đ

Tiết kiệm: 

25,000 đ (15%)

Giá thị trường: 165,000 đ

Tình trạng: 

Hết hàng

Thông tin & Khuyến mãi

  • Đổi trả hàng trong vòng 7 ngày
  • Sử dụng mỗi 3.000 BBxu để được giảm 10.000đ. Làm sao để lấy BBxu?
  • Freeship nội thành Sài Gòn từ 150.000đ*. Chi tiết tại đây
  • Freeship toàn quốc từ 250.000đ
Trọn bộ {{collection.TotalAllOutOff}} sản phẩm / Còn {{collection.List.length}} sản phẩm có hàng / {{collection.PriceTotalStr}} đ
  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • THÔNG TIN CHI TIẾT

    • Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
    • Ngày xuất bản: 01/03/2014
    • Nhà phát hành: Phương Nam
    • Kích thước: 13.0 x 20.5 cm
    • Số trang: 538 trang
    • Trọng lượng: 470 gram

    Giới thiệu sản phẩm

    Chiều Chiều là con sông dài, qua bao nhiêu ghềnh thác vẫn tiếp tục xuôi dòng hồi ức 80 năm của Tô Hoài, mà vẫn chưa hò hẹn ngày xuống đồng bằng hay đổ ra biển cả.

     

    Vậy Chiều Chiều đã mang lại cho người đọc những cảm thụ gì mới? So với những tự truyện trước, Chiều Chiều nặng phần phê phán thời đại mà tác giả đã trải qua; ở các tác phẩm trước, Tô Hoài thường bao che, bào chữa, như là một hồi ký bao cấp.

     

    Đến Chiều Chiều, giọng kể nghiêm nghị hơn về đời sống chính trị và văn nghệ ngột ngạt những năm 1955-1970, về những sai lầm trong chính sách Cải cách ruộng đất, về những đợt học tập chiếu lệ ở trường Đảng cao cấp là trường Nguyễn Ái Quốc, về đời sống Hà Nội từ những ngày tiếp thu qua những đợt sơ tán, đặc biệt là những ngày nhà văn Tô Hoài, trưởng khu phố (1965-1972) phải đi mai phục "bắt gái điếm", và "những người giặt xi líp thuê cho gái điếm", "bắt những anh Hà Nội, buổi trưa thuê phòng chơi gái", hay cảnh diệt chuột, bắt mê tín, thậm chí cả việc "trông nom hơn hai trăm cái hố xí hai ngăn của thành phố".

     

    Hà Nội thanh lịch của Tô Hoài trong các hồi ký trước, đến Chiều Chiều bỗng sực mùi bẩn thỉu, hôi hám suốt mười trang rất hiện thực mà lần đầu tiên, Tô Hoài đã dành cho "việc ỉa đái của đất Kẻ Chợ". Ngôn ngữ này sẽ làm ngạc nhiên nhiều độc giả vì lạ lẫm ở hành văn Tô Hoài, một tác giả duy mỹ, có cả một chủ trương về chữ nghĩa, mà từ 1959 anh đã gọi là "chủ nghĩa tiếng nói".

     

    Mới đây anh có bài báo:

     

    "Làm sao cho mỗi chữ là một hạt ngọc trên bản thảo, hạt ngọc mới nhất của ta tìm được, do phong cách văn chương của ta mà có được. Trang sách mà không có "ngọc" , trang bản thảo không có chữ thần, không có tinh hoa chữ thì cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, biết lấy gì mà sống được, không có chữ ngon, chữ bổ nuôi nó, trang viết gầy gùa trống rỗng rồi chết héo" (Tâm sự về chữ nghĩa, Tạp chí Văn Học, 12/1998), nhưng bài này viết đã lâu, in trong Sổ Tay Viết Văn (1959).

     

    Chữ ỉa đái không chứng minh, mà cũng không phản biện, "chủ nghĩa tiếng nói" của Tô Hoài; theo tôi, nó chỉ chứng tỏ cụ Tô... bực mình; cụ bất bình về chính sách vệ sinh thời đó, mà phải phớt tỉnh, cho đến Chiều Chiều thì nó bật ra. Sự đời, rồi đến tình người, cụ bực nhiều chuyện lắm; thậm chí cụ gắt gỏng ngay với con sông Tô Lịch "tuyệt vời nhất châu Á" (!) mà một đời cụ chắt chiu trong trí tưởng: cái tên Tô Hoài còn có nghĩa là hoài vọng sông Tô.

     

    Quen giọng Tô Hoài, người đọc biết được lúc ngọt lúc chua: Ví dụ với Lê Đạt, trong Cát Bụi Chân Ai (1992) kể lại thời Nhân Văn Giai Phẩm và công tác Đảng, anh kể "tôi làm bí thư, Lê Đạt phó bí thư" , là ngọt; đến Chiều Chiều gọi Lê Đạt là "Ông phó bí thư chi bộ cũ của tôi" là chua.

     

    Nhưng ví dụ đậm đà nhất là Như Phong, bạn nối khố với Tô Hoài từ Mặt trận Dân chủ (1943) Văn hoá Cứu Quốc, cùng vào tù ra khám, cùng làm báo Cứu Quốc v.v... Nhưng đến khi đánh Nhân văn Giai phẩm thì Như Phong đánh Tô Hoài rất kỹ, rất ác và rất hỗn như câu "cái tật làm ra vẻ mình thông minh của Tô Hoài" còn gọi Tô Hoài là "thằng ngoại ô láu cá, văn chương thì đẽo gọt" (CBCA). Nhưng trong Những Gương Mặt, Tô Hoài vẫn có một chương rất đằm thắm cho Như Phong (không rõ năm viết). Tôi rất lấy làm lạ và có lần gạ hỏi riêng anh: "Thế không giận à?" Trả lời: "Giận gì? Gặp vẫn đi uống bia". Tôi cho Tô Hoài là thánh. Nhưng rồi trong Chiều Chiều, anh kể lại thời kỳ đi thực tế (1958) Thanh Đình tay viết kiếm hiệp ba xu một hôm đến đợi Như Phong tại nhà Xuất bản Văn Học, nói: "Tao vào thằng Thạc, tao với thằng Thạc là bạn nối khố, Thạc là tên cúng cơm của Như Phong" tôi mới hay Tô Hoài không phải là thánh và cũng biết hờn giận như ai. Vì đã gọi một bạn văn bằng "thằng" dù qua lời người khác, cũng là... không ưa thích.

     

    Đặng Tiến

     

    Bookbuy mời bạn đón đọc.

  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG

    Bạn cần đăng nhập để có thể bình luận. Đăng nhập tại đây.
    • Chưa có đánh giá

    Đánh giá

    Quý khách lưu ý

    • Với mỗi nhận xét được duyệt, tặng ngay:
      • 200 BBxu cho khách hàng chưa mua hàng tại Bookbuy
      • 400 BBxu cho khách hàng đã từng mua hàng tại Bookbuy
    • Để được duyệt BBxu, nhận xét của bạn cần đáp ứng các điều kiện:
      • Độ dài tối thiểu 100 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
      • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
      • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của sản phẩm.
      • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi mua sản phẩm một cách không cần thiết.

    Đăng ký nhận bản tin

    Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

    {{productItem.Title}}
    {{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
    {{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
    {{productItem.DiscountPercent}} %
    Màu sắc:
    • {{item.Color.Name}}
    Chọn kiểu dáng:
    Size:
    • {{item.Name}}
    {{productItem.HasGift}}
    {{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
    Hàng này không còn
    Báo tôi khi có hàng
    Thêm vào yêu thích