Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng (Tái bản 2023)

65,000 đ

Tình trạng: 

Hết hàng

Thông tin & Khuyến mãi

  • Đổi trả hàng trong vòng 7 ngày
  • Sử dụng mỗi 3.000 BBxu để được giảm 10.000đ. Làm sao để lấy BBxu?
  • Freeship nội thành Sài Gòn từ 150.000đ*. Chi tiết tại đây
  • Freeship toàn quốc từ 250.000đ
Trọn bộ {{collection.TotalAllOutOff}} sản phẩm / Còn {{collection.List.length}} sản phẩm có hàng / {{collection.PriceTotalStr}} đ
  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • THÔNG TIN CHI TIẾT

    • Nhà xuất bản: NXB Trẻ
    • Ngày xuất bản: 08/08/2012
    • Nhà phát hành: NXB Trẻ
    • Kích thước: 13.0 x 12.0 cm
    • Số trang: 204 trang
    • Trọng lượng: 300 gram

    Giới thiệu sản phẩm

    Trong khi chờ cuốn truyện mới của chú Ánh, các bạn có thể nhâm nhi tập tạp văn NGƯỜI QUẢNG ĐI ĂN MÌ QUẢNG của chú để hiểu thêm một khía cạnh khác của nhà văn mình yêu mến, và để để hiểu cách nhìn đời của chú Ánh đối với sự việc chung quanh.

    Sách dự kiến phát hành vào đầu tháng 9.

    MỤC LỤC

    I.
    Lớn và nhỏ
    Đằng sau những cái nốt ruồi
    Một năm sống với lịch
    Ngổn ngang phố xá
    Đồ giả
    Hoa đào trong tranh
    Người Quảng đi ăn mì Quảng

    II.
    Buồn gì đâu!
    "Bà đi siêu thị...”
    Quanh chuyện đọc sách
    Khi mãnh long quá giang
    Cuộc náo loạn Hollywood
    Ngọa hổ tàng long: khi mũi kiếm nở hoa
    Ấm áp trong mưa
    Sách của một thời
    Chia tay buổi chiều
    Một chuyện nhỏ trong nhà
    Bóng đá và cuộc đời
    Chuyện miền Tây
    Lại chuyện miền Tây
    Nghe cải lương bên sông Tiền
    Từ quạt Cophaco đến... quạt Ba Tiêu
    Những mùa World Cup
    Cái thú đọc quảng cáo
    Cảm ơn sân khấu
    Cô bé Xỉu Quầy
    Ngôn ngữ của Chat
    Thư pháp - nghề chơi cũng lắm công phu
    Khi nhà không có đàn ông

    III.
    Các bạn cũng có những cơ hội...
    Viết truyện dài cho Mực Tím, sướng hay khổ?
    Từ ngôi trường xứ mình đến... Hoa hồng xứ khác
    Kính vạn hoa vẫn trên đường đến nhà in...
    Khi quán ăn đi vào văn chương
    Bắt đầu từ những con chữ

     

    Trích:

    KHI NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN ÔNG
     

    Mấy hôm nay gió se se lạnh khiến chị tôi đâm nhớ quê nhà. Nỗi lòng hoài hương dâng lên từng ngày. Rồi đến một hôm, như không chịu nổi nữa, chị tôi quyết định về quê. Về hẳn. Đã năm mươi tuổi rồi. Tóc đã muối tiêu, da bắt đầu trổ đồi mồi. Chị tôi nói “Lá rụng về cội”, rồi âm thầm thu dọn đồ đạc. Đồ đạc cũng chẳng nhiều nhặn gì. Mớ quần áo. Mấy hòm sách. Vài thứ vật dụng. Mười lăm năm qua, từ hồi vào thành phố lập nghiệp, cun cút chỉ có hai chị em. Chị tôi chưa lập gia đình, không bận bịu chồng con nên cũng chẳng mấy sắm sửa.

    Gia sản lớn nhất của chị là căn nhà, mua từ hồi đặt chân vào thành phố. Căn nhà chẳng rộng rãi gì lắm, khoảng hai chục mét vuông, đủ cho hai chị em ngủ nghê, ăn uống, làm việc và bày mấy chậu cây xanh cho mát mắt. Căn nhà đó, tôi xui chị bán, lận mớ tiền về quê làm vốn sinh nhai. Nhưng chị tôi rất thương tôi. Tôi là con gái út trong nhà, đường tình duyên lận đận chẳng khác gì chị. Chị không muốn tôi ở nhà thuê. Chị nói mà dân dấn nước mắt “Hai chị em sống đùm bọc nhau mấy chục năm trời, nay trước khi chia tay, lẽ nào chị không để lại được cho em một chỗ ở đàng hoàng”.

    Sáng hôm nay chị lôi tôi ra công chứng làm thủ tục sang tên căn nhà. Tôi đi theo chị, cảm động và khấp khởi. Có nhà riêng, tôi vẽ trong đầu, tôi sẽ mở một tiệm cà phê, kêu mấy đứa cháu phụ bán. Rồi tôi cũng phải tính đến chuyện chồng con. Gần ba mươi tuổi, chẳng lẽ học theo chị tôi, sống suốt đời một mình một bóng.

    Quá phấn khởi, tôi không biết bao thách thức đang chờ tôi trước mặt. Ở phòng công chứng, người ta không chịu sang tên căn nhà, lý do nhà cửa đất đai muốn sang nhượng mua bán phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. “Nhưng tôi trước nay vẫn sống một mình” - Chị tôi ngượng ngập đáp. “Thế chồng chị đâu?”, người đối thoại nhìn chăm chăm vào mặt chị tôi, hỏi với cái giọng của nhân viên an ninh đang điều tra nơi ẩn nấp của tội phạm. Trông ánh mắt ông ta, cứ như thể chị tôi đang giấu chồng mình ở đâu đó và trong nhà chị tôi chắc chắn có một căn hầm. Chị tôi thẹn quá hóa bực “Đã gọi là sống một mình thì làm gì có chồng!”. Người đàn ông vẻ như không tin một người phụ nữ ở tuổi chị tôi lại chưa từng có chồng “Thế trước đây chị cũng chưa có... à?”. Chị tôi nghiến răng ken két, giọng đã muốn khóc “Trước đây, bây giờ và mãi mãi sau này cũng vậy!”.

    Thái độ của chị tôi khiến người đàn ông tặc tặc lưỡi. Ông nhún vai đẩy xấp giấy về phía chị tôi “Chị phải bổ sung hồ sơ. Về phường xin họ tấm giấy xác nhận chị độc thân rồi quay lại đây”.

    “Thôi đi, chị”, trên đường về, tôi nói “Cứ để thế, khỏi sang tên cho em làm gì cho rắc rối”. Chị tôi chép miệng “Em đừng thối chí. Chỉ về phường xin tấm giấy cỏn con thôi mà!”.

    Nhưng tấm giấy cỏn con đó, ở phường người ta cũng chẳng chịu cấp. “Ai biết được chị có chồng hay không?”. Chị tôi giận tím mặt, nếu không giỏi kềm chế chắc chị tôi đã đá tung cái bàn trong trụ sở ủy ban “Anh nói gì thế? Tôi ở trong cái phường này mười lăm năm nay mà anh không biết tôi có chồng hay không à? Các anh quản lý hộ khẩu cái kiểu gì lạ vậy?” - “Bà chị bớt giận” Người đối thoại nói giọng xuê xoa “Tất nhiên là tôi biết bà chị vẫn sống một mình trước nay. Hừm... hừm... tất nhiên là không có người đàn ông nào. Nhưng đấy là nói từ khi bà chị đến cư trú ở cái phường này thôi. Còn trước đó bà chị ở tận đẩu tận đâu và đã có anh chồng nào chưa, làm sao tôi biết được!”. Ông ta kết luận “Cho nên tôi không thể xác nhận trường hợp này” - “Thế bây giờ...” Chị tôi hỏi, như đã hết hơi. Người đối thoại ân cần chỉ vẽ “Từ 18 tuổi đến giờ, chị sinh sống những đâu, bây giờ chị phải quay về từng nơi đã sống, nhờ chính quyền ở đó xác nhận là trong thời gian cư trú ở địa phương, chị... chưa có chồng”. Ông ta cẩn thận nhắc “Mà thời gian xác nhận phải liên tục à nghe!”.

    Lùng bùng lỗ tai, hai chị em tôi thất thểu ra về. Tôi đau khổ hiểu rằng mọi chuyện thế là xong. Trước khi định cư hẳn ở thành phố này, chị tôi từng sống nhiều nơi. Bây giờ, với tuổi tác của mình, chị không thể đơn thân độc mã lặn lội quay về từng nơi đã sống. Tốn công, tốn sức, tốn của. Lại chỉ để nhờ thiên hạ chứng minh là mình... chưa hề có chồng. Chỉ riêng với sự tự trọng của con người nói chung và sự e lệ, ý tứ của người phụ nữ nói riêng, chẳng ai làm như thế, thậm chí dù gươm kề cổ. Mà tôi cũng chẳng hiểu tại làm sao, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm không cử cán bộ đi xác minh. Dân bầu cán bộ vào cái ghế đó, đóng thuế trả lương cho cán bộ chỉ để cán bộ lo việc dân, thế mà đến khi dân có việc, cán bộ lại bảo dân phải tự lo lấy. Thế là làm sao?

    Tôi lẩn thẩn nghĩ: Hay tại vì cái lý do oái oăm này mà chị tôi đến giờ này vẫn một mình một bóng? Muốn có một ông chồng cụ thể bằng xương bằng thịt để thiên hạ khỏi nghi ngờ mình “gian lận” thì chị tôi phải lập gia đình. Nhưng muốn lập gia đình thì chị tôi phải tự chứng minh được sự “trong sạch” của mình, nghĩa là trước ông chồng này chưa có một ông chồng nào. Nghĩ đến cái vòng luẩn quẩn đó mà tôi muốn thối chí. Không có nhà cũng không sao, phen này chắc đến lượt tôi không có chồng mất, trời đất cha mẹ ơi!
     
    NGUYỄN NHẬT ÁNH
  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG

    Bạn cần đăng nhập để có thể bình luận. Đăng nhập tại đây.
    Đánh giá

    Quý khách lưu ý

    • Với mỗi nhận xét được duyệt, tặng ngay:
      • 200 BBxu cho khách hàng chưa mua hàng tại Bookbuy
      • 400 BBxu cho khách hàng đã từng mua hàng tại Bookbuy
    • Để được duyệt BBxu, nhận xét của bạn cần đáp ứng các điều kiện:
      • Độ dài tối thiểu 100 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
      • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
      • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của sản phẩm.
      • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi mua sản phẩm một cách không cần thiết.
    Rất Hay
    Hoàng Thị Thương Huyền  13/03/2015
    Đúng là “Người Quảng xa xứ đi ăn mì Quảng không giống như đi ăn những món khác như lẩu dê hay bò bảy món. Họ không chỉ ăn bằng miệng bằng vị giác hay khứu giác, không chỉ đơn thuần để thưởng thức cái ngon. Người Quảng đi ăn mì Quảng là đi ăn bằng tâm trạng”. Xuyên suốt những tạp bút trong cuốn sách, nhà văn gửi gắm cái tâm trạng ấy với biết bao nhiêu chuyện trên trời dưới bể. Không ít tạp bút Nguyễn Nhật Ánh nêu những vấn đề bức xúc của xã hội trong đau đáu nỗi đời, sắc sảo, góc cạnh của người viết báo. Mặc dù tinh thần chung của cả tập sách hình như nhà văn không ưa đụng chạm đến những vấn đề thời sự xã hội trực tiếp mà chú tâm hơn đến những suy tư, hoài niệm, gửi gắm con người xã hội của mình qua một kiểu nhàn đàm lâu nay vẫn được người ta quen dùng để thể hiện.

    Đăng ký nhận bản tin

    Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

    {{productItem.Title}}
    {{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
    {{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
    {{productItem.DiscountPercent}} %
    Màu sắc:
    • {{item.Color.Name}}
    Chọn kiểu dáng:
    Size:
    • {{item.Name}}
    {{productItem.HasGift}}
    {{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
    Hàng này không còn
    Báo tôi khi có hàng
    Thêm vào yêu thích