“Từ buổi sơ khai của nền thơ mới, Thế Lữ không ầm ĩ, gào thét, mà chỉ lặng lẽ một cách thiết thực chứng minh triển vọng tươi sáng của thơ mới bằng những sáng tác vượt bực. Tiếng thơ Thế Lữ là kết tinh của một tâm hồn phóng khoáng thích tìm về thiên nhiên, một lòng say mê nghệ thuật đến chỗ siêu thoát, một tình lãng mạn chân thành dễ tin yêu… nó đã cô đọng thành một khối uất hờn và nẩy sinh một ít nhiệt lượng hùng khí như để tìm cách giải thoát tâm tư.”
- NGUYỄN TẤN LONG
NGUYỄN HỮU TRỌNG
“Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò của hai nguồn thi cảm. Thế Lữ đã băn khoăn trước hai nẻo đường: nẻo về quá khứ với mơ mòng, nẻo tới tương lai và thực tế. Đáng lẽ Thế Lữ nên rẽ nẻo thứ hai này. Sau một hồi mộng mị vẩn vơ, thơ Thế Lữ như một luồng gió lạ xui người ta biết say sưa với cái xán lạn của cuộc đời thực tế, biết cười cùng hoa nở chim kêu, biết yêu và biết yêu tình yêu.”
- HOÀI THANH – HOÀI CHÂN
---
Thế Lữ (1907 – 1989) tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại Hà Nội, quê ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt 2, năm 2001.
Ông được coi là nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ Mới. Tác phẩm Nhớ rừng, là một kiệt tác của ông, đã được đưa vào Sách giáo khoa lớp 8.
Tác phẩm của Thế Lữ:
• Vàng và máu (truyện, 1934)
• Mấy vần thơ (thơ, 1935)
• Bên đường Thiên Lôi (truyện, 1936)
• Lê Phong phóng viên (truyện, 1937)
• Mai Hương và Lê Phong (truyện, 1937)
• Đòn hẹn (truyện, 1939)
• Gói thuốc lá (truyện, 1940)
• Gió trăng ngàn (truyện, 1941)
• Trại Bồ Tùng Linh (truyện, 1941)
• Mấy vần thơ, tập mới (thơ, 1941)
• Thoa (truyện, 1942)
• Dương Quý Phi (truyện, 1942)
• Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946)
• Đoàn biệt động (kịch, 1947)
• Đợi chờ (kịch, 1949)
• Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (kịch, 1952)
• Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953)
• Tay đại bợm (truyện vừa, 1953)
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá