"Cải lương như một ông Gióng trong truyện cổ tích nước Nam, âm thầm sinh ra, lặng lẽ sinh hoạt, bỗng chốc gặp con nước dịp may và thời cơ, cải lương ăn khỏe chóng lớn, phát triển thành một loại hình ca diễn mạnh mẽ lan ra khắp mọi miền đất nước Việt Nam, đáp ứng được cái tinh thần cải tiến canh cánh của "đời cải lương" lúc bấy giờ, chuyển tải được những tư tưởng mới, thể hiện được những điều canh tân và đặc biệt là làm no con mắt, đã lỗ tai của mọi tầng lớp người dân, từ nông thôn cho đến thị dân, đang khát khao thưởng thức những điều mới lạ" - trích Sự tích cải lương
"Trong mỗi một loại hình biểu diễn sân khấu cần có một thuật ngữ riêng để chỉ dùng tinh chất của nó. Trong Hát bội hay Cải lương của chúng ta đã từng có thuật ngữ bổn tuồng để chỉ riêng cho nó. Tuồng cải lương là một áng văn chương rất thú vị" Đúng như vậy, tuồng hát Cải lương phải được đối đãi như là một thể tài văn học trong nền văn học Việt Nam, mà đặc biệt là nền văn học miền Nam quốc ngữ thời kỳ đầu." - Bổn tuồng cải lương như là một thể tài văn học
"Khi ta xét trực tiếp trên văn bản của những bổn tuồng cải lương thời kỳ đầu từ năm 1922-1951 ta thấy bản Dạ cổ hoài lang ngay từ ban đầu (nhịp đôi đã bị gọi với rất nhiều tên từ tên vọng cổ hoài lang Vong cổ Dạ cổ Chứ không phải đến khi mở ra nhịp từ mới bắt đầu đổi tên gọi điều đặc biệt là khi mở nhịp của bài Dạ cổ hoài lang cho dù ra nhịp từ tám mười sáu thì đầu đẻ của những bổn tuồng cũng không ghi chủ loại nhịp gì (đôi hay tư, mà vẫn để nhan là vọng cổ" - Bản Dạ cổ hoài lang tên gì?
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá