Văn Hóa Giao Tiếp Trong Nhà Trường

79,000 đ

Tiết kiệm: 

14,500 đ (15%)

Giá thị trường: 93,500 đ

Tình trạng: 

Hết hàng

Thông tin & Khuyến mãi

  • Đổi trả hàng trong vòng 7 ngày
  • Sử dụng mỗi 3.000 BBxu để được giảm 10.000đ. Làm sao để lấy BBxu?
  • Freeship nội thành Sài Gòn từ 150.000đ*. Chi tiết tại đây
  • Freeship toàn quốc từ 250.000đ
Trọn bộ {{collection.TotalAllOutOff}} sản phẩm / Còn {{collection.List.length}} sản phẩm có hàng / {{collection.PriceTotalStr}} đ
  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • THÔNG TIN CHI TIẾT

    • Nhà xuất bản: NXB Đại Học Sư Phạm TpHCM
    • Ngày xuất bản: 10/09/2011
    • Nhà phát hành: Đang cập nhật
    • Kích thước: 16.0 x 24.0 cm
    • Số trang: 320 trang
    • Trọng lượng: 500 gram

    Giới thiệu sản phẩm

    Con người, ngoài nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại... thì giao tiếp là một nhu cầu đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển xã hội loài người.

    Trong "Tác phẩm triết - mỹ chọn lọc", Triết học gia người Đức Ludwig Andreas Feuerbach chỉ ra rằng "Con người riêng lẻ, như một thứ gì đó biệt lập, không chứa đựng trong nó bản chất người. Bản chất người chỉ tồn tại trong giao tiếp, trong sự thống nhất của con người với con người, trong sự thống nhất chỉ dựa trên hiện thực của sự khác nhau giữa Tôi và Bạn. Con người cho mình là con người trong nghĩa bình thường: con người trong giao tiếp với con người, sự thống nhất của Tôi và Bạn là Thượng đế".

    Điều đó một lần nữa khẳng định con người không thể sống, lao động, học tập... mà không có giao tiếp. Giao tiếp chính là động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhân cách. Qua giao tiếp, con người có thể tự hiểu mình nhiều hơn đồng thời hiểu được tâm tư, tình cảm, ý nghĩ, nhu cầu của người khác.

    Cuộc sống mỗi ngày một đổi thay. Việc học hành vì thế cũng mỗi ngày một khác. Việc dạy dỗ của người thầy cũng phải thích ứng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống, của những tiến bộ khoa học; thích ứng với tâm lí, nhận thức của mỗi lứa tuổi học trò. Nhưng dù trong bất kì môi trường giáo dục nào và với bất kể đối tượng giáo dục là ai thì điều những người thầy dạy học trò, rằng "Tiên học lễ, hậu học văn" là không bao giờ thừa cũng như chưa bao giờ cũ.

    Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỉ XX - Albert Einstein - từng nói "Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học trò một cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn". Việc giáo dục và đào tạo trong nhà trường không chỉ chú trọng tạo ra những con người giỏi về kiến thức chuyên môn mà còn phải hoàn thiện về nhân cách, đạo đức, cách cư xử.

    Muốn hoàn thành mục tiêu này thì mỗi giáo viên và học sinh phải cùng nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của mình, trong đó giao tiếp sư phạm đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi đây là điều kiện đảm bảo cho hoạt động sư phạm diễn ra thành công. Không có giao tiếp sư phạm thì không thể đạt được mục đích của giáo dục.

    Trong những năm gần đây, dư luận xã hội, các phương tiện truyền thông cũng như các nhà giáo dục lên tiếng rất nhiều về vấn đề văn hóa giao tiếp trong nhà trường. Về lí thuyết, học đường là môi trường trong đó mỗi cá nhân có điều kiện học hỏi kiến thức, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử, xây dựng và hình thành nền tảng tri thức và nhân cách của một công dân mẫu mực. Trong môi trường đó, cách ứng xử của người thầy có ảnh hưởng rất lớn, được xem gần như những chuẩn mực đối với mỗi học trò. Thông qua cách ứng xử, lối giao tiếp của học trò - người ta ít nhiều đánh giá, nhìn nhận thấy khả năng cũng như cách giao tiếp, ứng xử của mỗi người thầy.

    Thực tế hiện nay, giao tiếp trong môi trường học đường đang ở mức báo động về hành vi ứng xử thiếu văn hóa, lời nói thiếu lịch sự, nhã nhẵn, cách giao tiếp lệch chuẩn, vượt ra ngoài những qui tắc ứng xử văn hóa thông thường. Vô số những ví dụ có thể kể ra như hiện tượng dùng bạo lực để "giải quyết" những mâu thuẫn rất bình thường giữa các bạn học sinh, sinh viên; hiện tượng giáo viên dùng những lời lẽ thiếu chuẩn mực, hành động thiếu lịch sự để chỉ trích, trách phạt học trò; hiện tượng học sinh, sinh viên có cử chỉ, thái độ, hành động vô lễ với thầy cô giáo...

    Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường - hơn lúc nào hết, cần được quan tâm đúng mức và được đặt đúng trọng tâm trong mục tiêu giáo dục chung của mỗi nhà trường. Cuốn sách "Văn hóa giao tiếp trong nhà trường" là cơ sở, đồng thời là cẩm nang để mỗi nhà hoạch định giáo dục, mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh, sinh viên nhìn lại hoạt động này đồng thời rút ra những bài học bổ ích cho riêng mìn

    Mời bạn đón đọc.

  • {{item.RealPriceStr}} {{item.PriceStr}} -{{item.DiscountPercent}}%

    {{item.Note}}
  • NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG

    Bạn cần đăng nhập để có thể bình luận. Đăng nhập tại đây.
    • Chưa có đánh giá

    Đánh giá

    Quý khách lưu ý

    • Với mỗi nhận xét được duyệt, tặng ngay:
      • 200 BBxu cho khách hàng chưa mua hàng tại Bookbuy
      • 400 BBxu cho khách hàng đã từng mua hàng tại Bookbuy
    • Để được duyệt BBxu, nhận xét của bạn cần đáp ứng các điều kiện:
      • Độ dài tối thiểu 100 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
      • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
      • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của sản phẩm.
      • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi mua sản phẩm một cách không cần thiết.

    Đăng ký nhận bản tin

    Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn

    {{productItem.Title}}
    {{productItem.DescriptionOnlyText}}... Xem thêm
    {{productItem.RealPriceStr}}₫    {{productItem.PriceStr}}₫
    {{productItem.DiscountPercent}} %
    Màu sắc:
    • {{item.Color.Name}}
    Chọn kiểu dáng:
    Size:
    • {{item.Name}}
    {{productItem.HasGift}}
    {{productItem.Type==1 || productItem==759 ? 'Sách này sắp phát hành' : 'Hàng này sắp ra mắt'}}
    Hàng này không còn
    Báo tôi khi có hàng
    Thêm vào yêu thích