-
-
{{item.Color.Name}}
- {{item.Name}}
101,000 đ
Tiết kiệm:
18,000 đ (15%)
Giá thị trường: 119,000 đ
Tình trạng:
Còn hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT
Giới thiệu sản phẩm
"Viết từ thành phố lockdown" là viết về cơn bão dịch vừa qua ở Sài Gòn với góc nhìn của những người trong cuộc. Góc nhìn này có thể khác với những gì bạn nghe thấy. Nó không phải là một bản hùng ca bi tráng rồi nay hát khúc khải hoàn, mà là những trăn trở suy tư từ những cảnh đời rất người rất thật. Từ người dân, đến người bịnh, đến nhân viên y tế...tất cả họ trong cơn cuồng phong đại dịch với những chết chóc, sợ hãi, lo toan, nhưng cũng đầy ắp tình người để sẻ chia, thấu cảm.
Trích đoạn trong sách:
Nghĩ về “Dịch giặc & pháo đài chống dịch”
Hôm nay con số tử vong của Sài Gòn là 41, con số nhiễm cũng ở mức trên dưới một ngàn. Ba tuần xả lockdown và hồi hộp theo dõi. Con số tử vong liên tục giảm. Cơn bão chắc đã đi qua?!
Chống dịch như chống giặc là khẩu hiệu phát động cả nước đồng lòng quyết tâm đối phó với đại dịch Covid-19 cực kỳ nguy hiểm khi mới bùng phát. Cả nước quyết tâm chống dịch. Chống dịch là cuộc chiến. Vì là cuộc chiến, nên những người chống dịch là các chiến sĩ, virus là kẻ thù. Mỗi ngôi nhà, mỗi góc đường phố là những pháo đài chống dịch. Pháo đài mọc lên khắp nơi. Hàng rào các loại giăng đầy khắp phố hòng chặn đứng virus lây truyền.
Di sản chiến tranh liên miên của đất nước vẫn còn in sâu trong tâm thức nhiều thế hệ người Việt. Di sản đó ít nhiều đã truyền cho thế hệ cháu con chỉ biết về chiến tranh mơ hồ qua sử sách được học. Với bên thắng cuộc, những người đã từng đi qua hay chỉ đứng bên lề cuộc chiến, nói đến chiến tranh là khơi dậy niềm tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Và, khi xã hội đối diện với những tình huống nguy cấp, dù không phải chiến tranh, những thuật ngữ chiến tranh như chiến sĩ, pháo đài, mặt trận… từ trong tầng sâu vô thức trỗi dậy, khí thế bừng bừng, quyết tâm lan truyền niềm tin chiến thắng.
Tuy nhiên, nếu coi virus là giặc, thì đây là những tên giặc cực kỳ thông minh biến hóa. Càng ngày virus càng tạo ra nhiều biến thể độc lực hơn, lây truyền nhanh hơn, và có khả năng vô hiệu hóa lá chắn vaccine mà con người phải mất vài chục năm mới làm được. Trong cuộc đua này, con người có vẻ hụt hơi. Virus âm thầm len lỏi khắp nơi. Nó thích chui sâu vào tế bào phổi con người để sinh sôi nảy nở, vì không thể sống được ngoài không khí lâu quá vài giờ. Phổi của những chiến sĩ chống dịch tài ba nhất như bác sĩ hồi sức Covid cũng dễ trở thành nơi chứa virus kẻ thù. Lúc này, người lính chống dịch trở thành người chứa dịch. Khi coi virus là giặc, thì người mang virus cũng bị họa lây, bị xem như người chứa giặc. Những người tiếp xúc với họ, chủ yếu là cha mẹ, vợ chồng, con cái sẽ bị coi là đối tượng cách ly tập trung dù phần lớn họ không hề bị nhiễm. Họ sẽ bị xung quanh kỳ thị, xa lánh. Cuộc sống gia đình đảo lộn.
Chủ trương cách ly F1 tập trung dựa trên giả định người dân sẽ không tuân thủ tự cách ly mình với người khác khi để họ cách ly tại nhà. Nhưng không có gì đảm bảo giả định này là đúng. Chưa có nghiên cứu thực tế nào chỉ ra, rằng đa số F1 khi cho cách ly tại nhà sẽ không tuân thủ và gây ra những hệ lụy nặng nề. Nhưng tác hại của cách ly tập trung là điều thấy rõ. Đó là nó sẽ trở thành “lò ấp F0” trong nhiều trường hợp. Nếu có người F1 khi bị lây nhiễm chéo trong khu cách ly, họ trở thành F0. Hệ lụy là cả nhà họ cũng bị trở thành F1, và do đó cũng có nguy cơ bị nhốt vào “lò ấp F0”, rồi từ lò ấp này lại cho ra những F0 khác…
Cứ thế, danh sách F1 sẽ trở nên dài lê thê, F0 ngày càng sinh sôi nảy nở. Đó là chưa kể tốn không biết bao nhiêu tiền của công sức đổ vào để xây dựng, vận hành quản lý những cái cái lò như vậy. Đó là chưa kể, những người dân mưu sinh ở Sài Gòn về quê trốn dịch thường là những người nghèo, sau 4 tháng ở nhà, tiền không có ăn thì tiền đâu để trả phí cách ly. Thực tế, tại TP. HCM, khi dịch bùng phát quá nhiều, không còn chỗ cho F0 điều trị, thì trại cách ly F1 cũng tự nhiên biến mất. Đây là bài học sinh động nhất để bỏ “lò ấp F0” mà các địa phương bão dịch chưa qua cần xem xét thấu đáo.
Tôi cứ ước rằng, giá như những người chủ trương cách ly tập trung F1 có người thân ruột thịt ở trong lò ấp về, chắc họ sẽ có cái nhìn khác. Nhưng ước mong này khó thành hiện thực. Vì chịu tổn thất nặng nề trong đại dịch hầu hết là dân nghèo trong khu ổ chuột, trong những khu nhà trọ chật chội, rồi đến nhân viên y tế hằng ngày tiếp xúc với F0 chứ không phải người ngồi trong phòng kín bàn cao ký lịnh.
Trong chiến tranh, pháo đài là nơi phòng thủ hiệu quả. Nhưng pháo đài trong chống dịch đâu giống pháo đài của chiến tranh. Trong những ngày qua, pháo đài không những được dựng lên trong vùng dịch quét như Sài Gòn, Bình Dương mà đồng loạt 64 tỉnh thành cả nước. Các địa phương mỗi nơi mỗi kiểu thi nhau lập ra những pháo đài ngăn dịch của riêng mình. Những pháo đài đó có tác dụng chống dịch được bao nhiêu thì chưa biết, chưa có tổng kết nào cụ thể, nhưng mặt trái của nó lại quá rõ ràng. Đó là sự nghẽn mạch giao thông, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, kinh tế quốc gia nguy cơ đổ vỡ. Tình hình nguy đến nỗi Thủ Tướng phải nhiều lần lên tiếng: Giao thông phải thống nhất trên toàn quốc, các địa phương không ban hành giấy phép con, không cát cứ, không chia cắt. Mới thấy hệ lụy của triết lý cứng “Lập pháo đài chống dịch” có tác dụng phụ nặng cỡ nào. Nếu hiểu pháo đài một cách uyển chuyển thì mọi chuyện sẽ khác đi.
Pháo đài chống dịch là pháo đài trong mỗi con người. Nó vô hình. Pháo đài đó được xây bằng sự hiểu biết về cách thức virus lây truyền để mỗi người tự mình phòng tránh, trong khi các hoạt động thường nhật khác như mua bán, học hành, giao tiếp vẫn liên tục chảy để đảm bảo sự sống bình thường của cá nhân của xã hội. Nó không phải, không nên như những pháo đài được làm bằng kẽm gai, rào đường cấm chợ, càng không nên như những “lò ấp F0” cười ra nước mắt. Pháo đài đó chính là ý thức tuân thủ 5K mà mọi người tự làm để bảo vệ mình, bảo vệ người, không nên áp đặt. Không phải kiểu thấy người ta ngồi một mình hóng mát trước vỉa hè nhà họ, thì xúm lại bắt đeo khẩu trang! Làm vậy chẳng chống được con virus nào mà chỉ dễ cãi nhau, dễ lây truyền dịch bịnh.
Dịch quét như bão quét. Chiến lược chống dịch xây dựng trên 3 trụ cột: (1) Phủ vaccine để phòng bị xa, (2) Chuẩn bị cơ sở điều trị khi bão đến gần và (3) mọi người thực hiện 5K phòng bão. Hay nói theo thuật ngữ chiến tranh là xây dựng “pháo đài cá nhân” để tự bảo vệ mình chống dịch. Nếu ai ai khi đến chỗ đông người cũng đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và ở nơi thoáng khí thì virus khó có cửa lây. Và nếu có thêm lá chắn vaccine thì sự nhiễm Covy càng trở nên bất khả. Mà nếu có nhiễm cũng không lo sợ gì. Covid sẽ được chữa trị như như bao nhiêu bịnh khác hằng ngày. Sài Gòn và các tỉnh xung quanh hiện đang ở trong tình trạng này. Cuộc sống sẽ nhộn nhịp như xưa nhưng lúc nào cũng mang cái “pháo đài cá nhân” theo phòng bị. Đây gọi là trạng thái “bình thường mới”.
Khi đã xây dựng được những “pháo đài cá nhân” linh hoạt để sống cùng virus, thì những “pháo đài cứng” như rào đường chận lối hay lò ấp F0 sẽ tự nhiên vô tác dụng. Công sức tiền của xây dựng và vận hành các lò ấp này nên chuyển qua phủ vaccine cho dân, và xây dựng trụ cột điều trị của mình. Trụ cột đó gồm mạng lưới điều trị F0 tại nhà và điều trị Covid nặng tại bịnh viện giống như TP. HCM đã làm rất hiệu quả trong nửa thời gian sau của đại dịch vừa qua. Đây là bài học từ nhiều tro cốt và nước mắt.
Sài Gòn vừa qua cơn bão dịch khủng khiếp. Dù rào chắn đã bỏ 3 tuần, mọi người đã đi lại giao tiếp tự do, nhưng số ca nhiễm ca chết ngày càng giảm mạnh. Lá chắn vaccine đã phát huy tác dụng rõ ràng. Trụ cột điều trị cũng góp phần giảm tỉ lệ tử vong quan trọng. Dịch đã được khống chế. Chống dịch giờ đã sang trang khác: Sống chung với virus trong trạng thái bình thường mới. Khái niệm F1, F2 đã rơi vào quên lãng.
Mua sách online tại Bookbuy.vn và nhận nhiều ưu đãi.
Đăng ký nhận bản tin
Đừng bỏ lỡ những tin nhắn ưu đãi độc quyền dành riêng cho bạn
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG
Chưa có đánh giá