Tên thật là Nguyễn Thị Băng Lĩnh, Sinh năm 1937 tại Vĩnh Long. Trước năm 1965, là cô giáo dạy học ở Vĩnh Long. Sau đó lên Sài Gòn bắt đầu nghiệp viết.
Bà là một trong năm nữ nhà văn nổi tiếng nhất của văn học miền Nam trước 1975. Câu chữ giản dị, không quá thiên về kỹ thuật, không hạn chế sử dụng ngôn từ dân gian đậm chất Nam Bộ là “phong cách” rất riêng của bà. Đọc truyện của bà, người ta có cảm giác được nghe người từng trải tỉ mỉ kể lại những câu chuyện đời, không hề xen những bình phẩm mà từng nhân vật cứ lần lượt thể hiện mình qua cái nhếch mép kín đáo, cái chớp mắt cúi mặt để lướt qua những cơn buồn…
Các tác phẩm của bà từ năm 1965-1975:
Tập truyện ngắn:
- Mèo đêm
- Lao vào lửa
- Chiều mênh mông
Truyện dài:
- Khung rêu (Giải thường Văn học miền Nam, 1971)
- Thú hoang
- Nhang tàn thắp khuya
- Ngọn pháo bông
- Như thiên đường lạnh
- Chiều xuống êm đềm
- Cho trận gió kinh thiên